Nhật Bản - Quốc gia "hiếm" người vô gia cư
Christopher Axe - chàng trai Anh với tình yêu thương người vô gia cư Hà Nội "I was a homeless" (Tôi từng là người vô gia cư), Christopher Axe luôn giới thiệu với học sinh trong lớp Anh ngữ của mình như vậy. Đó cũng là động lực để Axe chia sẻ tình thương với những mảnh đời bất hạnh trên đường phố Hà Nội. |
"Thư viện đồ cũ" - Sáng kiến cộng đồng giúp đỡ người nghèo ở Úc Ở thành phố Melbourne của nước Úc có một mô hình ý nghĩa với cộng đồng bằng việc quyên góp quần áo cũ để tặng cho người nghèo khi mùa đông đang đến và giá sinh hoạt tăng cao. |
Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có tỷ lệ dân số vô gia cư chỉ 0,004% theo dữ liệu thống kê năm 2021.
Điều này cho thấy một sự sụt giảm đáng kinh ngạc số người vô gia cư được ghi nhận kể từ khi cuộc khảo sát được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2003.
Tỷ lệ người vô gia cư ở Nhật Bản chưa tới 1%, thấp nhất thế giới (Ảnh: Getty Images) |
Mặc dù những người vô gia cư ở Nhật Bản ngày nay là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề với người vô gia cư ở nước này lại bắt nguồn từ sự sụp đổ của bong bóng bất động sản vào năm 1990.
Đây được xem là một tình huống chưa từng có ở Nhật Bản thời hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai khiến giá nhà lao dốc, ngành xây dựng sụp đổ, người lao động bị sa thải hàng loạt góp phần đẩy nhiều người dân trở thành những người vô gia cư.
Mặc dù trong suốt một thời gian dài, chính phủ Nhật Bản có vẻ như không xem đây là vấn đề ưu tiên cần được giải quyết, thế nhưng chỉ trong vòng 02 năm (từ 2018 đến 2020), Nhật Bản đã hành động một cách nghiêm túc, dẫn đến số lượng người vô gia cư ở nước này giảm 12%, từ 4.555 người xuống còn 3.992 người, với dân số hơn 125 triệu người. Nói cách khác, người vô gia cư ở Nhật Bản chỉ chiếm 0,004% dân số.
Một tiệm internet mở cửa 24/24 nơi thanh niên này sẽ qua đêm (Ảnh: Panos Pictures). |
Năm 2018, người ta báo cáo rằng Nhật Bản có 4.977. Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, cùng với chính sách phong tỏa được thực hiện trên khắp cả nước, hàng loạt các tiệm internet ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka và Kyoto đã phải đóng cửa. Đây vốn là những nơi mở cửa 24/24 cung cấp không chỉ dịch vụ internet, trò chơi trực tuyến, truyền hình, thức ăn và thậm chí cả chỗ tắm giúp hàng ngàn người tá túc qua đêm một cách an toàn.
Nhằm đảm bảo những người vô gia cư không bị tổn thương thêm, chính quyền các địa phương đã quyết định trưng dụng những khách sạn đang ngừng hoạt động vì dịch bệnh, hay thậm chí cả các tòa nhà phức hợp và trung tâm thể thao để bố trí thành nơi ở cho những người có nhu cầu về chỗ ở.
Trong số đó, Làng Olympic, một khu phức hợp khổng lồ bao gồm chỗ ở và dịch vụ dành cho các vận động viên tham gia trong suốt kỳ thế vận hội cũng đã được sử dụng để cung cấp nơi lưu trú cho người dân.
Người vô gia cư được chính quyền sắp xếp chỗ ở trong một khu nhà thi đấu thể thao (Ảnh: CNN). |
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực này, hầu như không có nhiều người vô gia cư bị ảnh hưởng trong thời gian diễn ra đại dịch.
Chính phủ Nhật Bản rất xem trọng việc giải quyết vấn đề người vô gia cư, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Theo luật pháp Nhật Bản, ăn xin là hành động vi phạm pháp luật, và vì vậy, có thể cấu thành tội hình sự. Bên cạnh đó, những người ăn xin còn phải gánh chịu định kiến nặng nề của xã hội bởi người dân nước này quan niệm rằng, bất hạnh là vấn đề riêng của mỗi cá nhân, và từng người phải chịu trách nhiệm giải quyết nỗi bất hạnh của mình. Thậm chí, nhiều người còn xem việc trở thành người vô gia cư là một điều cực kỳ đáng xấu hổ.
Nhật Bản đã và đang đề ra nhiều giải pháp để giải quyết dứt điểm vấn đề vô gia cư ở nước mình (Ảnh: Tomorrow City). |
Điều này được phản ánh cụ thể trên thực tế khi suốt một thời gian dài, những người vô gia cư, ăn xin bị cộng đồng kỳ thị, còn chính quyền thì phớt lờ sự hiện diện của họ mà không hề đưa ra giải pháp nào.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều người Nhật rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương, nhận thức về vấn đề người vô gia cư đã thay đổi. Từ đó, chính quyền phải có trách nhiệm thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội cho nhóm đối tượng này để giúp họ phục hồi lại cuộc sống bình thường.
Hàng loạt sáng kiến đã được chính phủ Nhật Bản thực hiện, bao gồm: các khóa đào tạo kỹ năng việc làm cho người vô gia cư, khuyến khích các doanh nghiệp thuê những những người vô gia cư đủ điều kiện vào làm việc, trợ cấp tiền thuê nhà cùng với việc hỗ trợ lương thực trực tiếp cho những người cần…
Chàng trai Anh quốc mang hơi ấm cho người vô gia cư TĐO - Mỗi tối thứ năm hàng tuần, trên nhiều con phố Hà Nội, người ta thường thấy một đoàn chừng 20 người, tây có, ta có, chở theo những chiếc hộp đựng đồ ăn, đồ dùng cá nhân, dừng lại ở góc sân ga, gầm cầu - nơi “cư trú” của những người vô gia cư... |
Cậu bé gốc Việt phát động dự án “GivingHope” giúp người vô gia cư Mỹ Thông qua dự án “GivingHope” cậu bé 13 tuổi Liem Kaplan đã phân phát hơn 12.000 khẩu trang, 2.000 bữa trưa, 6.000 bánh mì kẹp bơ đậu phộng, 4.000 đôi tất và 2.500 chai nước rửa tay. |