Nhà máy Điện mặt trời đầu tiên tại Hậu Giang đi vào hoạt động
Đến dự có ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Phạm Gia Túc, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương; ông Lê Tiến Châu, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang. |
Nhà máy có công suất 35 MWp, sản lượng điện dự kiến khoảng 50.800 MWh/năm. Đây cũng là dự án Điện mặt trời đầu tiên trên địa bàn tỉnh, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng bức xạ mặt trời ở Hậu Giang và phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như quy hoạch chung về điện mặt trời tại tỉnh.
Dự án được xây dựng trên diện tích 33 ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, gồm 79.000 tấm pin năng lượng mặt trời, nhà điều hành, trạm biến áp, 6,83 km tuyến đường dây mạch kép 110kv Vị Thanh - Long Mỹ đi qua địa bàn 2 xã Hòa An, Long Bình (huyện Phụng Hiệp) và phường Vĩnh Tường (thị xã Long Mỹ). Dự kiến khi đi vào hoạt động doanh thu của nhà máy khoảng 80 tỷ đồng/năm.
Nhà máy Điện mặt trời đầu tiên tại Hậu Giang đã đi vào hoạt động. |
Ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Halcom Việt Nam, cho biết dự án là sự khởi đầu cho kế hoạch đầu tư dài hạn của Halcom tại Hậu Giang. Theo ông Huân, hiện UBND tỉnh Hậu Giang đã chấp thuận chủ trương mở rộng dự án điện mặt trời Hậu Giang II với công suất 40MWp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các công trình kỹ thuật hạ tầng sẵn có, đồng thời đánh dấu bước đi tiếp theo đơn vị này trong định hướng tạo ra nguồn năng lượng sạch và phát triển bền vững, với mục tiêu đến năm 2025 đạt công suất 300-500 MW năng lượng tái tạo.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nói dự án khi đia vào hoạt động sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho lao động, tăng thu ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Dự án còn có ý nghĩa trong việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo bảo vệ môi trường.
Theo ông Hòa, trong bối cảnh ngành điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm nguồn cung ứng điện thì việc phát triển các dự án điện mặt trời được xem là một trong những giải pháp góp phần làm đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng sạch, nâng cao khả năng cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
“Việc phát triển điện mặt trời cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020 - 2025 đã xác định trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14”, ông Hòa cho biết thêm.
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và ông Lê Tiến Châu, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. |
Nhân dịp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng trao tặng 50 phần quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.
Người dân sắp được mua điện mặt trời mái nhà với giá rẻ? Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, đơn vị đã xây dựng xong Dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời mái nhà để thay thế cho cơ chế tại Quyết định 13 đã hết hiệu lực từ 31/12/2020 và đang lấy ý kiến để trình Thủ tướng. |
Quảng Nam: Đưa điện mặt trời ra đảo tiền tiêu “Công trình thắp sáng đường quê bằng năng lượng mặt trời” đã được triển khai thắp sáng 16 km đường quê với tổng kinh phí gần 500 triệu đồng ở Quảng Nam. Đây là một trong những công trình ý nghĩa của tuổi trẻ dành tặng nhân dân xã đảo trong chương trình “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương”. |
Điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh tại miền Nam Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện công suất phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) ở phía Nam chiếm trên 60% tổng suất ĐMTMN của Tập đoàn (1.142 MWp). Nhiều công ty thành viên thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vượt 100% kế hoạch cả năm 2020 về phát triển điện mặt trời mái nhà. |
EVN công khai thông tin để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà Tiếp tục triển khai các biện pháp để góp phần thúc đẩy điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực công khai mọi quy trình, thủ tục, hiện trạng lưới điện,…, và tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) trong quá trình kí hợp đồng đấu nối, mua bán điện. |
Điện mặt trời mái nhà kỳ vọng phát triển mạnh Ngày 6/4/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (gọi tắt là Quyết định 13). Quyết định này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 để thay thế Quyết định 11/2017/ QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. |