Việt Nam thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư vào điện mặt trời
EVN tạo điều kiện thuận lợi để các nhà máy điện mặt trời vận hành thương mại |
EVN công khai thông tin để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà |
Thị trường ĐMT Việt Nam thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước (Ảnh minh họa: EVN) |
Theo thống kê, Việt Nam hiện đã có khoảng 82 dự án điện mặt trời (ĐMT) với tổng công suất 4.460 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện cả nước.
Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) nhận định thị trường Việt Nam đang và sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong ngành năng lượng mặt trời.
Nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Việt Nam, đã có hàng chục nghìn tỷ đồng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đổ vào các dự án ĐMT tại Việt Nam.
Về phía các nhà đầu tư trong nước, có thể kể tới tổ hợp năng lượng ĐMT lớn nhất Đông Nam Á đặt tại Thuận Nam của Tập đoàn BIM Group với công suất 330 MW.
Ngoài ra, còn có các nhà máy của Tập đoàn Thành Thành Công tại Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) và Krongpa; các dự án đầu tư của Tập đoàn Trung Nam, Công ty Xuân Cầu, TTVN Group hay Bamboo Capital...
Không chỉ thu hút các nhà thầu trong nước, Việt Nam có hàng loạt dự án ĐMT trị giá triệu đô từ các nhà đầu tư nước ngoài: Nhà máy Tata Power công suất 300 MW tại Hà Tĩnh; nhà máy Hanwha công suất 100-200 MW tại Thừa Thiên Huế; nhà máy GT & Associates và Mashall & Street Ltd công suất 150 MW tại Quảng Nam.
Hàng loạt dự án ĐMT tại Việt Nam cũng kéo theo sự tham gia của nhiều nhà cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời lớn của thế giới như JA Solar (nhà cung cấp lớn nhất thế giới), Trina Solar (xếp thứ 3) hay JinkoSolar (xếp thứ 5).
Trong số này, JA Solar sẽ cung cấp toàn bộ pin công nghệ phát quang thụ động cho nhà máy ĐMT BP Solar 1 do Công ty cổ phần Bắc Phương xây dựng tại Ninh Thuận, Trina Solar cung cấp pin cho dự án ĐMT của Trung Nam Group.
Tiềm năng phát triển của ĐMT Theo PGS.TS Đặng Đình Thống - Hội Khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VECEA), các nhà khoa học công nghệ dự báo, trên phạm vi thế giới đến năm 2040 và 2050, tỷ lệ công suất ĐMT trong tổng công suất phát điện sẽ là 45% và 50%. Mặt khác, giá ĐMT giảm liên tục, với tốc độ rất nhanh. Theo dự báo, đến năm 2030 và 2035, giá ĐMT sẽ còn tiếp tục giảm sâu xuống khoảng 5,8 cent/kWh và 5,4 cent/kWh. Hơn nữa, từ năm 2025, dự báo giá ĐMT sẽ thấp hơn giá các nguồn điện hóa thạch. |
Điện mặt trời mái nhà kỳ vọng phát triển mạnh Ngày 6/4/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ... |
Vương quốc Anh tài trợ 5 hệ thống điện mặt trời giúp Việt Nam phát triển năng lượng xanh Theo thông báo từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, thông qua chương trình “Năng lượng xanh cho sức khoẻ”, AstraZeneca Việt Nam và ... |
Điện mặt trời "1 vốn 7 lời" qua thương vụ của Tập đoàn Hưng Hải Cơ hội và tiềm năng để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đang rất lớn dẫn tới hiện tượng nhà đầu tư không ... |