Người mê hoặc khán giả Mỹ bằng giai điệu “Người ơi người ở đừng về”
Định cư ở Mỹ từ năm 15 tuổi, tài năng guitar cổ điển An Trần được biết đến nhiều nhờ màu sắc âm nhạc đặc trưng Á Đông. Khi chính thức ra mắt album đầu tay, nghệ sĩ trẻ càng khẳng định rõ hơn sự trung thành với hành trình tôn vinh âm nhạc và văn hóa Việt Nam thông qua tiếng đàn guitar.
Nghệ sĩ guitar người Mỹ gốc Việt An Trần (Ảnh: Culture Magazin). |
Chuyên trang Austin Classical Guitar nhận xét An Trần là “nghệ sĩ guitar Việt Nam điêu luyện” đã làm say đắm khán giả khắp Bắc Mỹ và Châu Á. Anh đã biểu diễn trên nhiều sân khấu quốc tế lớn, chẳng hạn như các chương trình độc tấu cho Hiệp hội Guitar Bangkok (Thái Lan) Guitar Cổ điển Austin (Hoa Kỳ) và Series Guitar Quốc tế tại Toronto (Canada).
Anh đã giành được hơn 13 cuộc thi guitar và giải thưởng âm nhạc quốc tế, đồng thời tham dự nhiều lễ hội guitar khác nhau với tư cách giảng viên, nghệ sĩ biểu diễn và giám khảo. An Trần tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sau đó là Đại học North Park, Đại học Yale (Mỹ). Ông hiện đang theo học Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc tại Đại học Northwestern (Mỹ).
Album đầu tay “Người ơi người ở đừng về” của An Trần được trang Chicago Tribune vinh danh là một trong "Bản thu âm của năm". Hãng đĩa Sony cũng đã chọn album này làm đại diện ứng cử cho danh sách "Album Độc tấu cổ điển hay nhất" tại Giải Grammy năm 2020.
Album đầu tay của An Trần có tên “Người ơi người ở đừng về”. Album có tổng cộng 40 phút gồm 7 bản phối khí các bài hát dân ca và các bản nhạc viết cho guitar của nhạc sĩ Nguyễn Thế An và Đặng Ngọc Long. (Ảnh: Facebook An Trần). |
Với ý tưởng trình diễn âm nhạc dân gian Việt Nam bằng đàn guitar, nghệ sĩ đã sử dụng những câu chuyện thuở nhỏ của chính mình để khắc họa bức tranh tuổi thơ của cả một thế hệ. An Trần cho biết, tuổi thơ của anh được nuôi dưỡng bằng dân ca. Vậy nên, những ký ức đầy cảm xúc được truyền tải một cách tự nhiên và say mê qua tiếng đàn.
Một lý do khiến bức tranh được An Trần vẽ nên bằng tiếng đàn có thể chạm tới cảm xúc của nhiều người là bởi có sử dụng một số giai điệu hết sức quen thuộc. Đây là những bản nhạc dân ca giúp người Việt xa xứ kết nối với di sản văn hoá quê hương. Không chỉ có người Việt ở phương xa, những giai điệu này mê hoặc cả những khán giả quốc tế. Tuy đây là những người ít biết đến Việt Nam, nhưng nhờ có những buổi lưu diễn của An Trần mà họ phần nào cảm nhận được vẻ đẹp đặc sắc trong văn hoá của người Việt. Nghệ sĩ nhận thấy, khi trình diễn trước, khán giả đến từ nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ và trên thế giới, chính là đã góp phần giữ gìn di sản của mình ở nơi phương xa. Ngược lại, những màn biểu diễn các làn điệu đậm chất Á Đông luôn là điểm thu hút sự chú ý của những người chưa từng có cơ hội thưởng thức âm nhạc của anh.
“Tôi lớn lên nhờ có lời hát ru của mẹ. Tôi cảm nhận được rằng giai điệu của lời mẹ ru luôn ở bên tôi mọi lúc mọi nơi. Tại Mỹ nơi tôi đang sống, khái niệm nhạc cổ điển Việt Nam hoàn toàn chưa phổ biến. Vì vậy tôi muốn lan tỏa âm nhạc của mình”.
Đầu năm 2022, An Tran có buổi biểu diễn Nhạc thính phòng Ashmont Hill (Dorchester, Boston, Hoa Kỳ) (Ảnh: Boston Globe). |
Nghệ sĩ 8X cũng chia sẻ, anh coi âm nhạc dân gian Việt Nam là nguồn cảm hứng quan trọng, xuyên suốt. Album đầu tay cũng là bức tranh về Việt Nam mà An Trần gửi gắm tới người yêu nhạc cổ điển quốc tế.
Tâm huyết và công sức dồn vào để cho ra mắt album đầu tay của An Trần đã được đền đáp. Giới phê bình âm nhạc cổ điển cổ điển tại mỹ cũng dành nhiều lời khen ngợi đến người nghệ sĩ gốc Việt. Dù ra mắt trong thời gian đại dịch, những album đầu tay của anh đã gây được tiếng vang đầy bất ngờ. Nhiều người hâm mộ biết đến An Trần qua video trên nền tảng YouTube. Bản nhạc "Người Ơi Người Ở Đừng Về" không những ghi nhận hàng trăm nghìn lượt xem mà còn được khán giả gửi tặng nhiều lời bình luận tích cực. Một số cho biết đây là lần đầu tiên khám phá và “phải lòng” luôn với nhạc dân gian Việt Nam nhờ có tiếng đàn guitar An Trần. Một số khác khen ngợi An đã tôn vinh vẻ đẹp truyền thống đồng thời thể hiện bằng kỹ thuật đẳng cấp thế giới.