Nghị sĩ Đức nêu điều kiện phương Tây công nhận Crimea, phía Nga thẳng thừng 'đáp trả'
Tú Anh (TH) 17/03/2021 10:02 | Thế giới 24 giờ
Nghị sĩ Hạ viện Đức Waldemar Gerdt từ đảng cực hữu “Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức” (AfD) trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA hôm 16/3 cho biết, phương Tây từ chối công nhận quy chế bán đảo Crimea là của Nga, do đó cần phải từ bỏ kế hoạch mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía đông và thừa nhận sự thất bại hoàn toàn về học thuyết chính trị-quân sự của khối này.
Ngoài ra, ông Gerdt cũng nhắc lại rằng cuộc trưng cầu được tổ chức ở Crimea diễn ra tuân theo luật pháp quốc tế.
“Không hề có sự sáp nhập hay chiếm đóng Crimea. Việc coi Crimea là một lãnh thổ bị sáp nhập và chiếm đóng hoàn toàn là suy đoán chính trị. Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, tất cả các thủ tục luật pháp quốc tế đã được tuân thủ. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hợp pháp. Nếu ai đó có câu hỏi về bao nhiêu phần trăm ‘ủng hộ’, và bao nhiêu phần trăm ‘phản đối’, thì các cuộc bầu cử tiếp theo sẽ cho các nhà chức trách thấy kết quả gần như cùng một kết quả”, ông Gerdt giải thích.
![]() |
Bán đảo Crimea. Ảnh: Ria Novosti |
Nghị sĩ Hạ viện Đức cũng nhấn mạnh, chính quyền Ukraine không liên quan gì đến cuộc sống của cư dân trên bán đảo Crimea.
“Nếu họ coi người dân Crimea là người dân của mình, thì họ sẽ không cắt đi nguồn nước trên bán đảo, không tước lương hưu hay áp đặt các biện pháp trừng phạt. Mọi thứ diễn ra khiến người dân Crimea càng xa rời khỏi Ukraine. Crimea không còn đường quay trở lại Ukraine”, Nghị sĩ Hạ viện Đức kết luận.
Bình luận về nhận định trên của Nghị sĩ Hạ viện Đức, ông Dmitry Belik - nghị sĩ Duma quốc gia Nga tại Sevastopol cho biết, việc phương Tây công nhận bán đảo Crimea không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với cư dân Sevastopol và Crimea.
“Sự phát triển của phương Tây và cuộc sống thoải mái ở Nga khiến mọi người lo lắng nhiều hơn là sự thay đổi trong quá trình sáp nhập Crimea”, ông Belik nói.
Cũng theo nhà chính trị Nga, phương Tây đã thể hiện thái độ thù địch đối với Nga trong một nghìn năm, và nhiều tầng lớp chính trị đã thay đổi trong thời gian này. Ông nghi ngờ khả năng thay đổi triệt để thái độ của giới tinh hoa phương Tây đối với Nga. “Việc tăng cường hợp tác có thể là hữu nghị là điều khó có thể xảy ra”, nghị sĩ kết luận.
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Đại sứ Đặng Minh Khôi trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan

Bài viết mới
Các nước sẵn sàng hỗ trợ sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Các nước ASEAN sẽ triển khai nhiều dự án mới về du lịch

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.