Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT 17/5 và những điều có thể bạn chưa biết
Ngày 17/5 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế chống kì thị LGBT. |
Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT được tổ chức vào ngày 17/5 hàng năm
Vào ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức loại “đồng tính luyến ái” ra khỏi danh sách các căn bệnh. Và nhân sự kiện này, cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) đã chọn ngày 17/5 làm Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính và chuyển giới - IDAHOT (International Day Against Homophobia & Transphobia).
Sau đó, vào năm 2004, Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT được tổ chức lần đầu tiên sau quá trình cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của 24.000 cá nhân cùng các tổ chức LGBT lớn trên thế giới như ILGA hay IGLHRC. Ủy ban IDAHO đã được thành lập nhằm điều phối các hoạt động ở các quốc gia khác nhau.
Mục tiêu của chiến dịch IDAHO
Chống phân biệt đối xử, bạo hành và nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBT trên toàn thế giới chính là một trong những mục tiêu của chiến dịch này.
Không chỉ thế, tạo ra sự kiện ở cấp độ toàn cầu vào ngày 17/5 cũng là mục tiêu quan trọng trong ngày này.
Hoạt động chính trong ngày 17/5
Trong ngày 17/5, có rất nhiều hoạt động hưởng ứng đa dạng, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia như: Diễu hành, đường phố quy mô lớn, tuần hành và lễ hội, liên hoan nghệ thuật, hội thảo hay các cuộc thi tài năng với tinh thần sôi động và vui vẻ.
Có rất nhiều hoạt động hưởng ứng đa dạng, phù hợp trong ngày này với văn hóa của từng quốc gia. Tiêu biểu có thể kể đến là diễu hành, hội thảo hay các cuộc thi tài năng... |
Một số hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như cuộc diễu hành đường phố khổng lồ vinh danh ngày 17/5 trong suốt 3 năm qua do con gái của Chủ tịch Cuba Raul Castro dẫn đầu tại Cuba, Mariela Castro.
Không chỉ thế, tại Chile đã có tới 50.000 người xuống đường kỷ niệm ngày Quốc tế chống kì thị LGBT.
Các sự kiện nghệ thuật và văn hoá cũng diễn ra khá phổ biến. Một trong số đó không thể không kể đến sự kiện của các nhà hoạt động người Bangladesh đã tổ chức lễ hội âm nhạc "Love Music Hate Homophobia" vào năm 2013 hay sự kiện đạp xe qua các đường phố của thủ đô Tirana trong năm 2012 và 2013 do các nhà hoạt động LGBT của Albania tổ chức.
Ngoài ra còn có sự kiện Global Rainbow Flashmob được tổ chức với sự tham gia của các nhà hoạt động từ 100 thành phố, ở 50 quốc gia được tổ chức vào năm 2013.
Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ Latinh
Thông điệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, đặc biệt đối những người LGBT trên toàn thế giới đã nhanh chóng được lan truyền rộng rãi. Chỉ tính riêng trong năm 2013, sự kiện này được tổ chức tại gần 120 quốc gia, ở tất cả các khu vực trên thế giới. Đặc biệt, ngày Quốc tế chống kì thị LGBT diễn ra khá mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ Latinh.
Ngoài ra, đã có 36 nước trong 72 nước hình sự hóa đồng tính luyến ái, tổ chức những hoạt động tương tự với các quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Tính cho đến hiện tại, ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đã chính thức được công nhận tại Canada, Italia, EU, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg và Venezuela,…. Đồng thời, đây cũng là một ngày được cộng đồng LGBT vô cùng chờ đón.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2011 với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Sự kiện đã thu hút được đông đảo sự quan tâm nhiệt thành của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các ban ngành, các phong trào xã hội, cộng đồng và truyền thông hướng đến những vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử mà những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) phải trải qua.
Một số poster hưởng ứng do tổ chức IDAHO kêu gọi:
Xem thêm
10 mỹ nhân chuyển giới đẹp nhất Thái Lan Dưới đây là danh sách 10 mỹ nhân chuyển giới xinh đẹp nhất "xứ sở chùa Vàng" được bình chọn dựa trên các yếu tố như: Ngoại ... |
Câu chuyện cảm động đằng sau cô nàng chuyển giới khuyết tật hạnh phúc Một người khuyết tật bẩm sinh được sinh ra dưới hình hài của người đàn ông, nhưng mang trong mình tâm hồn phụ nữ đã ... |
8/3 của chàng ca sĩ đi giày cao gót Adam Lâm Adam Lâm là một nghệ sĩ đa tài và có cá tính rất riêng biệt. Lựa chọn sống thật với giới tính, chàng ca sĩ ... |
"Xã hội đã từng trả cho tôi những điều không thể nào quên. Nhục nhã có, đau thương có!" Đâu đó trong góc văn phòng, phút thoáng qua suy nghĩ của những đồng nghiệp bàn bên vẫn có tò mò, ái ngại khi giao ... |
LGBT+: “Ước mơ vĩ đại nhất là được là chính mình” Đó là lời chia sẻ của Đức (vũ công – thành viên cộng đồng LGBT+ Việt Nam). Tâm sự của Đức cũng là tâm tư ... |