"Xã hội đã từng trả cho tôi những điều không thể nào quên. Nhục nhã có, đau thương có!"
Chuyện đời của người LGBT+ là những câu chuyện mà BBT Thời Đại muốn gửi cho mọi người, cộng đồng người dị tính và cộng đồng người LGBT+. Đâu đó trong xã hội hiện đại, vẫn luôn luôn có góc nhìn chưa cởi mở với người LGBT+ dù rằng bản thân họ vẫn sống, làm việc, cống hiến như bất kì ai trong xã hội. Thông qua những câu chuyện trong chủ đề "Chuyện đời của người LGBT+", chúng tôi hi vọng cộng đồng người dị tính nói riêng và xã hội nói chung sẽ có góc nhìn nhân văn và ấm áp hơn với người LGBT+. |
"Sự kì thị từ môi trường công sở khiến tôi mạnh mẽ hơn"
4 năm đồng hành, gắn bó với nghề báo, tôi chưa bao giờ buông bỏ những suy nghĩ bảo vệ bản thân, bạn bè thuộc cộng đồng LGBT+ trong môi trường làm việc. Dùng chính con chữ để khẳng định chính mình trong xã hội, tôi tin đã và đang làm tốt sứ mệnh đặt ra.
Đức Nguyễn đang là phóng viên của một tòa soạn có trụ sở tại Hà Nội (Ảnh: NVCC) |
Những ngày “chân ướt chân ráo” vào nghề báo, nhiều đồng nghiệp thoáng nhìn tôi, ánh mắt hiện hữu vẻ lo âu không biết nói gì với anh chàng này? Chị biên tập viên tờ báo có tiếng từng hỏi: “Em đã bao giờ sợ người khác nhận xét, săm soi mình chưa. Làm việc trong môi trường nào cũng cần chừng mực, không phải ai cũng có thể tự do thể hiện. Việt Nam còn nhiều định kiến mà”.
Có thể tuổi trẻ bồng bột và suy nghĩ mạnh mẽ, tôi hồi đáp: “Xã hội đã từng trả cho em những điều không thể nào quên. Nhục nhã có, đau thương có… trên hết là những bài học về sự mạnh mẽ, bỏ mặc mọi điều. Tuổi thơ có thể không bình thường nhưng em phải sống, làm việc và cố gắng như một người bình thường”.
Môi trường làm việc với đủ tầng lớp, độ tuổi con người. Ngoài sự tò mò, thắc mắc về bản dạng giới, xu hướng tính dục, nhiều câu hỏi bộc phát đến bỗ bả dành cho tôi như: “Thế phát hiện ra gay từ bao giờ?”, “Có thích mặc váy không?”, “Sao không thích trang điểm à?”, “Con trai thì hôn nhau kiểu gì?”…
Đức đã có những bài viết đạt giải thưởng và được đồng nghiệp, cấp trên ghi nhận, khen thưởng trong môi trường công sở (Ảnh: NVCC). |
Tôi mỉm cười khẽ khàng, trả lời: “Tất cả mọi điều người dị tính làm, cộng đồng LGBT+ cũng có thể làm được”. Thậm chí, có những câu hỏi tu từ, có sẵn đáp án nhưng vẫn thích “trêu đùa” tôi trong cuộc nói chuyện: “Thế em có thích phụ nữ không?”.
Tôi từng hỏi ngược lại người đó về lịch sử công tác của tòa soạn, rằng những phóng viên, biên tập viên, thư kí tòa soạn ở đây chưa từng gặp người đồng tính, song tính, chuyển giới… Tiếng xì xầm ngoài tai, ánh mắt đá lông nheo ra ám hiệu “thằng pê đê đến kìa” của đồng nghiệp cũng làm tôi ái ngại.
"Tôi có một tuổi thơ không trọn vẹn"
Khi cha mất sớm, mẹ làm lụng triền miên. Tôi cũng từng đấu tranh, bị lừa uống loại thuốc “đẹp da giống con gái” nhưng thực chất là phương pháp điều trị tăng cường hóoc môn nam, bạn bè đánh đập, miệt thị vì hai chữ “pê đê”, “đồng tính”. 20 năm trước, những định kiến và thắc mắc của xã hội dành cho cộng đồng được thể hiện rõ ràng. Nay, mọi điều đó chưa từng mất đi, nó được thay đổi dưới dạng suy nghĩ, những câu hỏi rỉ tai nhau trốn công sở phức tạp.
Nhiều bạn bè từng hỏi: "23 năm qua, đấu tranh như vậy có mệt mỏi không?". Tôi trả lời: "Có nhưng không buông bỏ sự mạnh mẽ được! Thuở bé chịu đòn roi, đau đớn thể xác. Khi trưởng thành mệt mỏi, thương tổn về tinh thần. Nhưng đó là cái giá cho tự do, để cái tôi được vùng vẫy giữa cuộc đời. Không nên vì xã hội để trói buộc bản thân trong bóng tối. Đơn giản vì ánh sáng là nơi tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Ngoài công việc phóng viên, Đức còn là một vũ công - biên đạo múa. Đức cùng nhóm nhảy của mình đã đạt được rất nhiều thành tích trong các cuộc thi cấp khu vực (Ảnh: NVCC). |
Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ (8/3), vài nam đồng nghiệp cơ quan tỏ ý muốn tặng quà cho tôi. Ngoài điệu cười mỉm giữ hòa khí và lời cảm ơn, tôi không biết làm gì để giải thích, tỏ tường cho mọi người hiểu. Tuy nhiên, vì đời còn thương, trời cho may mắn mới gặp được người tử tế, nhớ đến mình dù còn những thiếu sót kiến thức.
Trong cuộc hành chính sống vì chính mình, tôi hiểu người đồng tính vẫn còn khó khăn để hòa nhập trong mọi môi trường làm việc, được xã hội đón nhận như nam – nữ dị tính. Có hàng nghìn lí do giải thích cho sự bất bình đẳng giới: lịch sử dân tộc, văn hóa đất nước, giáo dục, chính trị, pháp luật, đạo lí truyền thống… Tuy nhiên, tôi và nhiều người LGBTQI+ vẫn hi vọng về một ngày bình đẳng, khi trái tim thương tật được sống, làm việc như nhiều cá thể hạnh phúc ngoài kia.
Xem thêm
LGBT+: “Ước mơ vĩ đại nhất là được là chính mình” Đó là lời chia sẻ của Đức (vũ công – thành viên cộng đồng LGBT+ Việt Nam). Tâm sự của Đức cũng là tâm tư ... |
Thành phố đầu tiên có 5 vị lãnh đạo thuộc cộng đồng LGBT ở Mỹ Palm Springs đã trở thành nơi đầu tiên tại Mỹ có toàn bộ hội đồng thành phố là những người thuộc cộng đồng LGBT. Và ... |
Thủ tướng Canada xuất hiện rạng rỡ cùng những người chuyển giới trong buổi tuần hành tự hào LGBT Không chỉ vậy, ông Justin Trudeau cũng đã khoác lên mình một bộ trang phục của những tín đồ đạo Hindu để tham dự buổi ... |
Tin vui cho cộng đồng LGBT: Nước Đức chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Cùng với nhiều nước châu Âu khác, Đức đã trở thành quốc gia mới nhất công nhận hôn nhân đồng giới. |
Những bức ảnh LGBT từ hàng trăm năm qua: Đồng tính chưa bao giờ là bệnh và thời nào cũng có cả Nhiều người tự hỏi tại sao bây giờ lại có nhiều người đồng tính vậy, ngày xưa có đâu; xin thưa rằng thời nào cũng ... |
Cặp đôi đồng tính bày tỏ cảm kích trước sự ủng hộ cộng đồng LGBT của CEO hãng hàng không Úc Hình ảnh một đôi đồng tính ôm hai đứa con vừa mới chào đời và gửi lời cảm ơn đến Alan Joyce, Tổng Giám đốc ... |