Ngân hàng First Republic phải bán đến 100 tỷ USD tài sản để tự cứu mình?
Kinh tế Mỹ diễn biến ra sao từ sau cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng?
Các ngân hàng tại nhiều khu vực của nước Mỹ siết chặt các điều kiện cho vay, họ thể hiện quan điểm lo lắng về tình hình thanh khoản cũng như kỳ vọng vào khả năng bất ổn dâng cao.
|
Vì sao bất động sản thương mại có thể tạo ra nhiều hệ lụy xấu lên kinh tế Mỹ?
Tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, định giá của các tòa nhà văn phòng đặc biệt đã giảm sâu bởi lãi suất cơ bản đồng USD tăng cao và việc nhiều nhân viên thích làm việc ở nhà.
|
Phiên giao dịch ngày thứ Ba trên thị trường New York, cổ phiếu ngân hàng First Republic Bank mất khoảng nửa giá trị. Điều này diễn ra chỉ một ngày sau khi ngân hàng công bố lợi nhuận quý 1/2023 tệ hơn so với dự báo của các chuyên gia.
Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu ngân hàng First Republic mất hơn 49% giá trị xuống mức 8,1USD/cổ phiếu, mức thấp mới. Trong phiên chiều ngày thứ Ba, giao dịch cổ phiếu First Republic đã bị ngừng lại vài lần bởi cổ phiếu sụt giảm với biên độ quá mạnh.
Trong phiên ngày hôm qua, với nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500, cổ phiếu First Republic hạ sâu nhất so với tất cả các cổ phiếu khác, theo thống kê của Dow Jones Market Data.
Dù rằng tình hình kinh doanh và lợi nhuận tại nhiều ngân hàng khu vực đi xuống tính từ vụ sụp đổ của một số ngân hàng quy mô nhỏ và vừa vào tháng trước, ngân hàng First Republic đã luôn là tâm điểm của thị trường sau khi tiền gửi bị rút mạnh.
Vào ngày thứ Hai, đại diện ngân hàng First Republic cho hay ngân hàng đang tính đến một số lựa chọn chiến lược sau khi công bố tiền gửi hao hụt đến 100 tỷ USD. Các chuyên gia phân tích ngành ngân hàng và thị trường tài chính trong khi đó lo ngại về việc năng lực tài chính của ngân hàng còn được đến đâu để chống đỡ được những thách thức hiện tại.
Theo Wall Street Journal trích dẫn tuyên bố mới nhất của ngân hàng First Republic, ngân hàng đang tính đến việc bán từ 50 tỷ USD đến 100 tỷ USD tài sản bởi ngân hàng này đang cố gắng tự cứu mình khỏi những rối loạn gây tổn hại đến ngành ngân hàng trong tháng vừa qua.
Những tài sản được bán bao gồm chứng khoán và thế chấp loại dài hạn nhắm đến việc giảm đi sự chênh lệch giữa tài sản và nợ của ngân hàng, đây là một trong những yếu tố đã khiến cho First Republic gặp khó sau khi tiền gửi bị rút mạnh trong tháng 3/2023, theo nguồn tin thân cận từ vụ việc.
Những bên mua tiềm năng có thể kể đến bao gồm ngân hàng lớn của Mỹ. Bên mua có thể nhận được một số ưu đãi nếu họ chấp nhận mua tài sản của First Republic cao hơn giá trị thị trường.
Ngân hàng cho vay này đang chật vật củng cố bảng cân đối kế toán nhằm tránh khả năng bị Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) thâu tóm đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho việc sẽ có những đợt tăng vốn.
Đồng thời có thể ngân hàng First Republic sẽ cần đến chính phủ Mỹ điều phối quá trình đàm phán với một số ngân hàng lớn nhất Mỹ để có được sự hỗ trợ nhằm bình ổn tình hình tại ngân hàng. Việc giải quyết tình hình nội bộ ngân hàng như vậy được coi như lựa chọn thay thế có chi phí thấp hơn nhiều so với việc để ngân hàng phải đóng cửa.
Không chỉ bán tài sản, ngân hàng đồng thời cũng tập trung vào những khoản vay có thể được bán trên thị trường thứ cấp, theo công bố vào ngày thứ Hai. Như vậy rõ ràng ngân hàng đã có thay đổi từ chiến lược kinh doanh cũ, chính chiến lược này từng giúp ngân hàng hút được nhiều khách hàng giàu có và xây dựng được bộ phận quản lý tài sản.
Mảng quản lý tài sản của ngân hàng First Republic hiện đang chịu áp lực sau khi nhiều ngân hàng đối thủ đã phát triển được mảng tương tự quá mạnh, trong đó phải kể đến một số cái tên nổi bật như Morgan Stanley, UBS hay Royal Bank of Canada. Nhiều chuyên gia phân tích lo lắng về mảng kinh doanh từng một thời hút khách hàng giàu có khắp nước Mỹ.
Tính đến ngày 31/3/2023, ngân hàng First Republic có tổng tài sản ước tính 233 tỷ USD, trong đó có 173 tỷ USD khoản vay và 35 tỷ USD đầu tư chứng khoán, theo báo cáo lợi nhuận quý 1/2023 của ngân hàng.
Điều gì đang diễn ra sau khủng hoảng ngân hàng Mỹ tháng vừa qua?
Xu thế tiền gửi suy giảm chậm dần dần tại nhóm các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình có thể tiếp diễn, nhiều người tiêu dùng đồng thời tìm kiếm cơ hội kiếm lợi suất cao hơn tại các kênh khác.
|
Giá dầu sụt mạnh khi nỗi lo ngành ngân hàng Mỹ trở lại
Những nỗi sợ mới nhất về khả năng sẽ có thêm vụ sụp đổ ngân hàng không khỏi khiến nhiều người dự báo về việc nhu cầu dầu sẽ giảm.
|