Giá dầu sụt mạnh khi nỗi lo ngành ngân hàng Mỹ trở lại
Nhà đầu tư bán mạnh dầu bởi số liệu kinh tế thất vọng
Nhà đầu tư cảm thấy không hài lòng với việc lạm phát tại châu Âu cao cũng như số liệu kinh tế Trung Quốc phát tín hiệu trái chiều.
|
Giá dầu đảo chiều tăng mạnh sau tuần giảm sâu
Trong tuần trước, giá của cả hai loại dầu hạ hơn 5% và như vậy ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên trong 5 tuần gần nhất.
|
Giá dầu thô giao hợp đồng tương lai giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu hạ hơn 2% bởi nhà đầu tư lo sợ về khả năng suy thoái và triển vọng nhu cầu năng lượng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tháng 6/2023 hạ 1,69USD/thùng tương đương 2,1% xuống 77,07USD/thùng, đây là ngưỡng đóng cửa thấp nhất của giá dầu tính từ ngày 31/3/2023.
Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 6/2023 hạ 1,96USD/thùng tương đương 2,4% xuống 80,77USD/thùng, đây cũng là mức đóng cửa thấp nhất của giá dầu tính từ ngày 31/3/2023. Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 7/2023 hạ 1,94USD/thùng tương đương gần 2,4% xuống 80,60USD/thùng.
Giá xăng, giá dầu đốt nóng và giá khí đốt tương lai trên thị trường New York đồng thời ghi nhận những mức hạ từ 1,6% đến 3,2%.
Trưởng bộ phận phân tích tại quỹ The Price Futures Group, ông Phil Flynn, phân tích giá dầu trong phiên gần nhất chịu ảnh hưởng khi những nỗi lo cũ về ngành ngân hàng trở lại.
Những nỗi sợ mới nhất về khả năng sẽ có thêm vụ sụp đổ ngân hàng không khỏi khiến nhiều người dự báo về việc nhu cầu dầu sẽ giảm. Cổ phiếu ngân hàng First Republic Bank đã giảm sau khi vào ngày thứ Hai ngân hàng này công bố tiền gửi của ngân hàng giảm đến 41% trong quý 1/2023, đồng thời ngân hàng có kế hoạch giảm đến 25% quy mô nhân sự.
Giá dầu Brent và WTI tăng điểm trong 2 phiên gần đây, tuy nhiên vào tuần trước hạ đến hơn 5% bởi những nỗi lo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới không ngừng siết chặt chính sách tiền tệ sẽ có thể gây ra suy thoái kinh tế hoặc tạo ra sự sụt giảm về nhu cầu, các yếu tố này sẽ gây sức ép lên tâm lý trên thị trường dầu.
Giá dầu thô được hỗ trợ trong phiên ngày thứ Hai bởi thông tin tích cực về số lượng đặt vé, phòng khách sạn ở nước ngoài của người Trung Quốc tăng vọt.
“Dịp 1/5 là khởi đầu cho mùa cao điểm đi lại tại châu Á, chính vì vậy việc đi lại bằng đường hàng không tăng mạnh có thể tốt cho triển vọng giá dầu. Dịp nghỉ lần này cũng đánh dấu cho việc khách du lịch Trung Quốc trở lại thị trường thế giới, nhờ vậy mang đến cú huých tăng trưởng quan trọng cho nhu cầu dầu toàn cầu”, chuyên gia tại quỹ SPI Asset Management – ông Stephen Innes nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình.
Ông Innes khẳng định thêm: “Nhiều nhà đầu tư tuy nhiên phải dự báo về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái, trong đó có kịch bản Fed sẽ kéo dài chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ tiếp theo sau cả khi Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 5/2023 hoặc cũng có thể sẽ có khả năng căng thẳng địa chính trị Mỹ leo thang”.
Nga nhiều khả năng đã nâng mức xuất khẩu dầu lên ngưỡng trước khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát vào ngày 24/2/2022, Nga đã có thể làm được điều này khi mà Trung Quốc và Ấn Độ mua mạnh dầu của Nga, theo nội dung bài báo mới được Business Insider đăng tải.
Trong quý đầu của năm 2023, xuất khẩu dầu của Nga đạt tổng số 3,5 triệu thùng/ngày, cao hơn so với ngưỡng 3,35 triệu thùng dầu/ngày cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang mua ước tính khoảng 90% dầu của Nga. Mỗi ngày, mỗi nước mua khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Nga, theo số liệu của công ty phân tích dữ liệu về thị trường hàng hóa Kpler.
Lượng dầu mà trước đây Nga xuất sang châu Âu giờ đang chuyển hướng sang Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đây, châu Âu từng có nhiều thời điểm mua đến 2/3 lượng dầu xuất khẩu của Nga. Giờ đây tỷ lệ này chỉ còn lại 8%, Kpler cho biết.
“Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện đều đang tận dụng cơ hội mua dầu giá rẻ của Nga”, chuyên gia phân tích về thị trường dầu tại Kpler – ông Matt Smith nói.
Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria cũng là hai nước mua mạnh dầu của Nga.
Từ trước ngày 24/2/2022, Trung Quốc đã mua mạnh dầu của Nga. Trong năm 2021, 25% dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nga, tỷ lệ này tăng dần lên ngưỡng 36%.
Trước thời điểm 24/2/2022, chỉ 1% dầu nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga, tuy nhiên giờ đây con số này là 51%.
Theo tính toán của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khối lượng giao dịch thương mại giữa khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nga đã giảm nửa tính từ tháng 2/2022, nhập khẩu dầu Nga vào châu Âu giảm sâu sau khi quy định cấm than đá được áp dụng vào tháng 8/2022, cấm nhập khẩu dầu thô vào tháng 12/2022 và các sản phẩm từ dầu vào tháng 2/2023.
Nhìn nhận lại “sức khỏe” của ngành ngân hàng Mỹ qua tình hình của 3 đại diện tiêu biểu
Theo những thống kê ban đầu, nhóm ngân hàng hàng đầu của Mỹ bao gồm Citigroup, JP Morgan Chase, PNC và Wells Fargo chưa chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng ngân hàng.
|
Kinh tế Mỹ diễn biến ra sao từ sau cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng?
Các ngân hàng tại nhiều khu vực của nước Mỹ siết chặt các điều kiện cho vay, họ thể hiện quan điểm lo lắng về tình hình thanh khoản cũng như kỳ vọng vào khả năng bất ổn dâng cao.
|