Ngân hàng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp: Giao dịch sẽ không nhiều?
Nhóm bất động sản chiếm gần 84% tổng nợ xấu thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo FiinRatings, chỉ riêng 43 doanh nghiệp bất động sản này đã có tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chậm trả nợ ở mức 78.900 tỷ đồng, chiếm 83,6% tổng giá trị TPDN của các doanh nghiệp chậm trả nợ...
|
Chính thức cho phép ngân hàng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước cho biết, quyết định mới nhằm góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay.
|
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Thông tư 03, hiệu lực từ nay đến hết ngày 31/12/2023, cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được mua lại TPDN đã bán trước đó mà không cần chờ sau 1 năm như quy định cũ.
Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, điều khoản này sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành TPDN có dòng tiền để xử lý một phần lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023, tập trung vào quý 2 và quý 4, qua đó doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đang có để duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, điều kiện ở đây là doanh nghiệp phải ở mức xếp hạng tín dụng nội bộ cao nhất của TCTD, tức là có hình hình tài chính và sản xuất kinh doanh khá lành mạnh và tùy thuộc vào đánh giá, khẩu vị rủi ro và năng lực tài chính của các TCTD.
Theo đó, TS. Lực cho rằng, lượng TPDN được mua lại sẽ không nhiều. Đối với doanh nghiệp phát hành kém hơn, ở các nhóm xếp hạng dưới, sẽ phải tiếp tục triển khai các giải pháp như đã nêu trong Nghị định 08/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023…
Bên cạnh việc cho phép các TCTD mua lại trái phiếu, Nhà điều hành cũng đã ban hành Thông tư 02 cho phép các nhà băng chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với một số điều kiện cụ thể với thời hạn một năm kể từ ngày được cơ cấu lại.
Theo TS. Cấn Văn Lực, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, bên vay (gồm cả vay tiêu dùng) giảm áp lực tài chính, áp lực trả nợ và nợ xấu khi được cơ cấu lại và không phải chuyển nhóm nợ, đồng thời tiếp tục được tiếp cận vốn vay mới (do được giữ nguyên nhóm nợ), giúp doanh nghiệp, bên vay có nguồn vốn duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng. Điều kiện áp dụng ở đây là doanh nghiệp, bên vay cần có đề nghị, có phương án trả nợ khả thi và làm ăn tuân thủ pháp luật.
Đồng thời, nhằm đảm bảo đánh giá sát tình hình nợ và có nguồn lực xử lý nợ xấu (nếu xảy ra), các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo lộ trình (50% năm 2023 và đủ 100% đến hết năm 2024), có phần bớt áp lực trích lập dự phòng rủi ro.
Tuy nhiên, như khi thực hiện các Thông tư về cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2021, nhiều TCTD sẽ chủ động đánh giá nợ, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro từ trước và hiện nay mức độ bao phủ nợ xấu của hệ thống TCTD khá tốt (125% nợ xấu).
Theo đó, TS. Lực dự báo mức độ tác động đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các TCTD là không quá lớn, trong tầm kiểm soát . Hiện nay, các TCTD đang tích cực đánh giá phạm vi cơ cấu lại nợ sơ bộ để có phương án phù hợp.
Điểm khác biệt lớn là lần này, theo chuyên gia, là nợ cơ cấu lại bao gồm cả các khoản vay tiêu dùng, nên quy mô cơ cấu lại có thể lớn hơn giai đoạn dịch COVID-19.
“Có thể nói đây là những quyết sách mạnh được doanh nghiệp, người dân và TCTD kỳ vọng với một số tác động chính như giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng của các TCTD, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, của bên vay, hỗ trợ thanh khoản, khó khăn của thị trường TPDN trong năm 2023 và đến giữa năm 2024, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về dòng tiền, dòng vốn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng, tạo dòng tiền mới để trả nợ đáo hạn và mở rộng sản xuất kinh doanh sau này”, TS. Lực nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, vì hai Thông tư chỉ có hiệu lực áp dụng đến hết năm 2023 (Thông tư 03) hay đến giữa năm 2024 (Thông tư 02), còn sau đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào khả năng phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bên vay.
Khi đó, sẽ phụ thuộc vào tình hình môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như sự vận động, linh hoạt, thích ứng, sản xuất kinh doanh hiệu quả của mỗi doanh nghiệp, bên vay được cơ cấu lại hay được mua lại TPDN…v.v. Bằng không, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp, bên vay và TCTD.
Vấn đề lớn nhất của trái phiếu doanh nghiệp là lấy lại niềm tin
Có thể nói năm 2022 là một năm “bão tố” với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Dư chấn của nó cho đến thời điểm này vẫn khá nặng nề, khiến nhiều người rất e dè, cẩn trọng khi dự đoán về trái phiếu doanh nghiệp cho năm 2023. Để hiểu đúng đắn, đầy đủ nguyên nhân của thực trạng này cũng như có thể hình dung được cách tiếp cận của cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
|
"Doanh nghiệp và trái chủ hưởng lợi nhờ quy định mới về chào bán, giao dịch trái phiếu..."
Ông Hoàng Anh Tuấn, Chuyên viên tư vấn đầu tư KHCN cao cấp, CTCK MB (MBS) đã có bình luận xoay quanh Nghị định 08 liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và triển vọng nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng trong trung, dài hạn.
|