Philippines: Chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông là “bịa đặt”
Sự thật về Biển Đông (bài 6): Giải pháp nào cho tương lai của khu vực? |
Sự thật về Biển Đông (bài 5): Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và khẩu hiệu 'châu Á của người châu Á' |
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu trong một buổi họp báo REUTERS |
Ông Lorenzana đưa ra tuyên bố trên giữa lúc căng thẳng Manila và Bắc Kinh gia tăng liên quan đến bãi cạn tranh chấp Scarborough ở Biển Đông, theo AFP. Bộ Ngoại giao Philippines hôm 21.8 tuyên bố đã gửi công hàm ngoại giao, phản đối việc lực lượng cảnh sát Trung Quốc "tịch thu bất hợp pháp" các thiết bị đánh bắt cá thả nổi trên biển, được gọi là payao gần bãi cạn tranh chấp Scarborough hồi tháng 5.
Trung Quốc kiểm soát Scarborough kể từ vụ đụng độ căng thẳng với Philippines hồi năm 2012. Vốn là một trong những ngư trường dồi dào nhất trong khu vực, Scarborough nằm cách hòn đảo chính của Philippines là Luzon khoảng 240 km về phía tây.
"Khu vực đó nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chúng tôi. Ngư dân Philippines có quyền đánh bắt trong EEZ của chúng tôi. Tương tự, tàu và máy bay có quyền tiến hành các chuyến tuần tra trong khu vực của chúng tôi", AFP ngày 24.8 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana nói.
"Cái gọi là quyền lịch sử đối với những khu vực nằm trong yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không hề tồn tại, ngoại trừ trong trí tưởng tượng của họ. Chính Trung Quốc đã và đang có những hành động khiêu khích thông qua việc chiếm đóng phi pháp thực thể trong EEZ của chúng tôi. Do đó, Bắc Kinh không có quyền tuyên bố rằng họ đang thực thi luật pháp của mình”, ông Lorenzana nhấn mạnh.
Ông Lorenzana đưa ra tuyên bố nhằm đáp trả việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21.8 khẳng định lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật và "hành động của họ là có thể hiểu được". Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cáo buộc các máy bay quân sự Philippines xâm phạm không phận Trung Quốc tại một vùng biển tranh chấp và yêu cầu Manila "ngay lập tức chấm dứt hành động khiêu khích phi pháp".
Dù Bộ trưởng Quốc phòng cùng Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc nhưng ông Harry Roque, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, đã cố hạ nhiệt căng thẳng giữa lúc Manila đang tìm cách bảo đảm có vắc xin phòng Covid-19 từ Trung Quốc.
"Các nhà ngoại giao của chúng tôi thường xuyên lên tiếng phản đối như vậy nếu chúng tôi tin rằng chủ quyền bị xâm phạm. Tuy nhiên, điều đó sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp chung giữa hai nước", ông Roque nói.
Mối quan hệ Philippines-Trung Quốc được cải thiện dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Ông Duterte đã có các chuyến thăm Trung Quốc để xúc tiến hợp tác thương mại và đầu tư.
Chính phủ ông Duterte còn tuyên bố hủy bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. VFA được ký kết vào năm 1998 là thỏa thuận song phương cho phép Mỹ điều các đơn vị quân sự sang Philippines để tham gia tập trận chung hay hỗ trợ chống khủng bố. Tuy nhiên, trước những thách thức an ninh trên Biển Đông, chính phủ Philippines sau đó đã hoãn quyết định từ bỏ VFA hồi tháng 6.
Trong khi đó, chính phủ dưới thời Tổng thống Benigno Aquino trước đây đã đệ kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) vào ngày 22.1.2013, phản đối Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả Biển Đông. PCA ra phán quyết năm 2016, bác bỏ quyền lịch sử và yêu sách “đường lưỡi bò” vô căn cứ của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc luôn phớt lờ phán quyết này.
Sự thật về Biển Đông (bài 3): Những khó khăn của các “tiến trình ngoại giao và pháp lý” hay vấn đề “chủ quyền không được tranh cãi” Các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vốn đã và đang tồn tại giữa nhiều nước và tại nhiều nơi trên thế giới. Biện pháp ... |
Sự thật về Biển Đông: Tiếng nói từ Việt Nam (bài 1) Những diễn biến phức tạp và căng thẳng gia tăng liên quan đến vấn đề Biển Đông đang thu hút sự chú ý của dư ... |
Ngoại trưởng Malaysia: ASEAN cần đoàn kết giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông Ngoại trưởng Malaysia Hishamuddin Hussein đã khẳng định tinh thần đoàn kết giữa các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ... |