Hơn 80 tổ chức kêu gọi phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc tịch thu thiết bị đánh cá ở Biển Đông |
Ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc bị phản tác dụng ở Biển Đông |
Tàu chiến Úc đang tham gia tập trận với hải quân Mỹ và Nhật Bản. Ảnh: DOF |
Những tổ chức, cá nhân ký vào lá thư chung còn phân tích rằng, Anh, Nhật Bản và Ấn Độ nên cùng có vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng, qua việc củng cố sự tôn trọng những quy định luật pháp quốc tế. Họ cũng khẳng định “yêu sách đường chín đoạn” của Trung Quốc rõ ràng là bất hợp pháp, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Điều này đã được tái xác định bởi phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực vào năm 2016 rằng “yêu sách đường chín đoạn” và “quyền lịch sử của Trung Quốc không có giá trị”.
Cuối thư, các tổ chức ghi rõ: “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ của quý vị phối hợp với Mỹ và Australia chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông để tái lập nền tảng cho một vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và an toàn”.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định “yêu sách đường chín đoạn” của Trung Quốc (nuốt trọn gần hết Biển Đông) là “bịa đặt” và là sản phẩm “trong trí tưởng tượng”. Ông Lorenzana đưa ra tuyên bố trên giữa lúc căng thẳng Manila và Bắc Kinh gia tăng khi Bộ Ngoại giao Philippines hôm 21-8 tuyên bố đã gửi công hàm ngoại giao, phản đối việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc tịch thu bất hợp pháp các thiết bị đánh bắt cá thả nổi trên biển gần bãi cạn tranh chấp Scarborough. Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana khẳng định: “Cái gọi là quyền lịch sử đối với những khu vực nằm trong yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc không hề tồn tại, ngoại trừ trong trí tưởng tượng của họ”.
Nói một đằng, làm một nẻo
Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 24-8 có bài viết về việc sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức đưa ra quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc tìm cách đối thoại trở lại với các nước ASEAN để cùng thảo luận các vấn đề liên quan vùng biển này. Trong đó, có cả việc thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Theo bài báo trên, quan chức Trung Quốc kêu gọi các thành viên ASEAN làm việc với Bắc Kinh, cần nối lại các cuộc đàm phán COC càng sớm càng tốt để “cho thấy một số tiến bộ”. Cũng theo vị quan chức này, Trung Quốc không muốn quá trình hợp tác vừa nêu bị “xâm hại” bởi quốc gia không tham gia thương lượng.
Tuy nhiên, trái ngược với những thông điệp được bài báo dẫn chứng ở trên, Bắc Kinh gần đây vẫn liên tục có nhiều động thái gây quan ngại. Cụ thể, theo thông báo do Cục Hải sự Quảng Đông đưa ra ngày 23-8, từ ngày 24 đến 29-8, quân đội Trung Quốc (PLA) tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đông. Các tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo cho thấy khu vực tập trận nằm ở phía bắc Biển Đông, gần tỉnh Quảng Đông. Thông báo mới đánh dấu Trung Quốc cùng lúc tiến hành 2 đợt tập trận ở Biển Đông. Trước đó, ngày 21-8, Cục Hải sự Hải Nam thông báo từ 0 giờ ngày 24-8 đến hết ngày 29-8 sẽ có cuộc tập quân sự ở Biển Đông tại vùng biển được giới hạn trong 8 tọa độ bao phủ một số thực thể của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cùng lúc này, Hải quân Mỹ thông báo điều động tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng một hải đội tác chiến, sau cuộc tập trận với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, trở lại Biển Đông. Cũng sau cuộc tập trận chung với Nhật, tàu chiến khu trục USS Mustin cũng được lệnh tới Biển Đông, đi qua eo biển Đài Loan, trong mục tiêu bảo vệ tự do hàng hải trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc cho biết, Quân khu miền Đông của Trung Quốc hiện được đặt trong tình trạng báo động theo dõi mọi động thái của Không quân và Hải quân Mỹ.
Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông Nhiều làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16-8 ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá do ... |
Bất chấp Trung Quốc phản đối, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vẫn tập trận ở Biển Đông Phía Mỹ cho biết các bài tập này nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “tự do và mở”, đồng ... |
Malaysia tiếp tục phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Malaysia đã phản đối yêu sách chủ quyền mở rộng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây được coi là động thái bất thường của ... |