Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông, Trung Quốc mời nhà ngoại giao 10 nước Asean
Việt Nam chủ trì đối thoại giữa ASEAN và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc |
Bất chấp Trung Quốc phản đối, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vẫn tập trận ở Biển Đông |
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ dẫn đầu đội tàu hải quân Mỹ và Singapore trong một lần hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: AFP |
Tại cuộc họp này phía Trung Quốc đã trình bày các lo ngại về tình hình gia tăng nguy cơ xung đột ở vùng biển tranh chấp này và đề xuất khôi phục đối thoại về Biển Đông.
Giới chuyên gia nhận định “cuộc đàm phán giờ trở nên phức tạp và khó khăn hơn với Trung Quốc” sau khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông.
Cụ thể tại cuộc họp một quan chức Bắc Kinh phụ trách các vấn đề hàng hải và biên giới đã trình bày các quan ngại của nước này về việc “gia tăng rủi ro từ các hoạt động quân sự của các nước ngoài khu vực” – cụm từ Trung Quốc hay dùng để nói về vai trò của Mỹ ở châu Á.
Quan chức này kêu gọi các thành viên ASEAN cùng hợp tác với Trung Quốc. Quan chức này cũng đề xuất Trung Quốc và ASEAN nên khôi phục đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) càng sớm càng tốt “để thể hiện sự tiến triển”.
Theo SCMP, nhiều nhà ngoại giao ASEAN cho rằng cuộc gặp nhấn mạnh mong muốn của Trung Quốc là giữ các láng giềng châu Á bên mình và đẩy Mỹ ra khỏi bức tranh khu vực, sau khi Washington có bước đi cứng rắn chống lại các tuyên bố chủ quyền trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Nhiều nhà ngoại giao ASEAN cũng cho biết Bắc Kinh thời gian gần đây tỏ ra thiện chí hơn với việc bàn bạc giải quyết bất đồng Biển Đông.
Bắc Kinh cũng lập luận rằng các bên tranh chấp ASEAN bị ràng buộc bởi một văn kiện năm 2002 - Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) - để giải quyết tranh chấp chứ không phải thông qua một cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay bắt đầu có thay đổi. Trong bối cảnh biển Đông nổi lên trong năm nay như một đấu trường chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington, một số học giả cho rằng các nước Đông Nam Á sắp thực hiện một chiến thuật mới.
Trong các bình luận công khai gần đây, các nhà nghiên cứu pháp lý nói rằng các bên tranh chấp ở Đông Nam Á có thể đã sẵn sàng cho một giai đoạn leo thang mới về mặt luật pháp.
Trung Quốc và các nước ASEAN đã bắt đầu tiến trình đàm phán nhằm tiến tới đạt được COC từ hơn hai thập niên qua.
Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 20-8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN để đảm bảo sớm hoàn tất COC.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia khu vực thì các nước Asean cần hết sức thận trọng. Thời gian qua Trung Quốc đã có nhiều hành vi gây căng thẳng nghiêm trọng với các láng giềng ASEAN như Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Do vậy, tiến trình đàm phán về COC đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh áp lực từ Mỹ lên Trung Quốc cũng như căng thẳng giữa Bắc Kinh và các nước ASEAN ngày càng tăng.
Liệu hai bên có đạt được COC vào năm 2021 như kế hoạch hay không vẫn là điều chưa thể chắc, khi vẫn còn đó nhiều rào cản lớn quanh các vấn đề phạm vi địa chính trị, việc thực thi và cơ chế giải quyết bất đồng trong thỏa thuận.
Mỹ lo ngại về các hoạt động “gây mất ổn định” của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực gần Đài Loan Ngày 6/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Đây là ... |
Mỹ phản đối Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ đối với các nỗ lực của Trung Quốc sử dụng sự cưỡng ép để ... |
Mỹ - Úc nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Úc khẳng định một sự ủng hộ rõ ràng đối với sự chuyển dịch trọng tâm ... |