
Mỹ gửi gắm thông điệp gì qua bức ảnh tàu khu trục USS Mustin theo dõi tàu Liêu Ninh?
SCMP đưa tin, Mỹ và Trung Quốc đều đang tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thông qua việc gửi tàu sân bay và các tàu hộ tống đến khu vực này.
Quân đội Mỹ cho thấy họ đang triển khai một hình thức “chiến tranh nhận thức” sau cuộc chạm trán mới nhất giữa tàu chiến của họ và Hải quân Trung Quốc.
Cụ thể, trong khi Mỹ cử tàu sân bay Theodore Roosevelt thì Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến hoạt động tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông thời gian qua.
![]() |
Các thuyền trưởng tàu USS Mustin quan sát tàu sân bay Liêu Ninh từ xa. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Được biết, trước đó, hôm 11/4, Mỹ đã công bố một bức ảnh cho thấy một trong những tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của họ là USS Mustin đang bám sát nhóm Liêu Ninh. Động thái trên được các nhà phân tích đánh giá là được Mỹ thiết kế để gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc.
Bức ảnh được chụp cho thấy thuyền trưởng của con tàu, Chỉ huy trưởng Robert J Briggs và Phó Chỉ huy trưởng Richard D Slye đang quan sát tàu Liêu Ninh cách đó vài hải lý.
“Trong bức ảnh, Tư lệnh Briggs trông rất thoải mái khi gác cao chân nhìn con tàu Liêu Ninh chỉ cách đó vài nghìn mét, trong khi cấp phó của ông ngồi bên cạnh, cho thấy họ có vẻ xem nhẹ các đối thủ phía Trung Quốc”, ông Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng nhận xét.
Theo ông Lu, bức ảnh này chắc chắn là một hình thức chiến tranh nhận thức để cho thấy Mỹ không coi quân đội Trung Quốc là mối đe dọa tức thời.
Zhou Chenming - chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang tại Bắc Kinh, cho biết bức ảnh chỉ ra rằng tàu chiến Mỹ đã giữ khoảng cách rất an toàn khi theo dõi tàu Liêu Ninh.
Ông Zhou nói: “Cả hai bên đều hiểu rằng có một khoảng cách lớn giữa các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc”.
Còn Andrei Chang - Tổng Biên tập của tờ Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada, nhận định bức ảnh là lời cảnh báo đối với quân đội Trung Quốc về việc Mỹ đã nắm được thông tin toàn diện về nhóm tấn công Liêu Ninh.
Nhóm tàu tác chiến Liêu Ninh bao gồm tàu Nanchang, một trong những tàu khu trục tiên tiến nhất của Trung Quốc thuộc lớp Type 055 và hai tàu khu trục khác, gồm một khinh hạm và một tàu hỗ trợ.
Tin bài liên quan

Tàu bệnh viện lớn nhất của Hải quân Mỹ đã cập cảng tại Việt Nam

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lộ nhiều sơ hở khi chạm mặt hải quân Mỹ ở biển Đông

Hạm đội Nhật Bản tập trận phô diễn sức mạnh cùng Hải quân Mỹ ở Biển Đông
Các tin bài khác

Các quốc gia hỗ trợ Myanmar cứu hộ cứu nạn sau động đất

Động đất ở Myanmar, Thái Lan: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết

Các quốc gia khuyến cáo công dân, khách du lịch khi tới Myanmar và Thái Lan

Thế giới chung tay hỗ trợ Myanmar và Thái Lan sau động đất
Đọc nhiều

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ
![[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/16/11/croped/medium/anh-bo-truong-quoc-phong-phan-van-giang-to-son-cot-moc-bien-gioi-viet-trung-20250416110514.jpg?250416121423)
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
