Mỹ dẫn đầu 4 nước tuần tra Biển Đông, thách thức Trung Quốc
Trung Quốc đòi đuổi tàu chiến Mỹ khỏi Biển Đông Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông: Việt Nam kiên quyết phản đối Nga - Trung bắt đầu tập trận trên Biển Đông từ 12/9 |
Tàu USS William P. Lawrence tuần tra trên Biển Đông với các tàu của hải quân Ấn Độ, Philippines và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản từ 2-8/52019. Ảnh do JMSDF cung cấp |
Được biết, tàu khu trục USS William P. Lawrence đã tiến hành diễn tập cùng tàu khu trục INS Kolkata và tàu chở dầu INS Shakti của Hải quân Ấn Độ; tàu khu trục chở trực thăng JS Izumo và tàu khu trục JS Murasame của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF); và tàu tuần tra BRP Andres Bonifacio của hải quân Philippines trong vùng biển quốc tế trong mấy ngày 2-8/5.
Hải quân Mỹ tuyên bố sáu tàu đã tập hợp thành nhóm để cùng nhau huấn luyện và thúc đẩy hợp tác hàng hải trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Tuyên bố cho biết các tàu đã thực hành các bài tập hình thành đội hình trên biển, diễn tập liên lạc, và tổ chức một cuộc trao đổi giao lưu giữa các chỉ huy trên tàu JS Izumo.
Cuộc tuần tra bốn bên được thực hiện theo yêu cầu của Hoa Kỳ vào tháng 12 rằng các đồng minh tại Thái Bình Dương của nước này nên tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, dù Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng và quân sự hóa các rạn san hô và đảo trong khu vực, trái với quyết định của tòa án Liên Hợp Quốc năm 2016.
Theo báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) thuộc Mỹ, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 3.200 mẫu Anh trên biển xung Quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 2013, để xây dựng các tiền đồn quân sự.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đặt tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không tầm xa trên các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa, theo một báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố tuần trước.
Khi đưa ra bình luận về báo cáo này trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảnh cho biết Trung Quốc theo đuổi sự phát triển hòa bình và một chính sách quốc phòng mang tính chất phòng thủ.
Randy Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề châu Á và Thái Bình Dương, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Australian vào tháng 12, đã đề xuất gây thêm áp lực cho Trung Quốc bằng cách tăng đối tác và đồng minh khác tham gia các hoạt động diễn tập trên Biển Đông.
Vài ngày trước khi cuộc tập trận bốn bên bắt đầu, tàu khu trục USS William P. Lawrence và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem đã đi qua Eo biển Đài Loan ngày 28/4, dù vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ phía Trung Quốc.
Ông Andrew Klug, hạm trưởng tàu USS William P. Lawrence, khẳng định những cuộc tập trận như thế này là dịp để Mỹ "xây dựng các mối quan hệ sẵn có thêm bền chặt, cũng như học hỏi lẫn nhau.”
Còn theo Chuẩn đô đốc Hiroshi Egawa, chỉ huy của căn cứ Escort Flotilla 1, cho biết cuộc tập trận giữa bốn quốc gia góp phần xây dựng sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau; tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trích trong tuyên bố của Hải quân Mỹ.
Hoạt động diễn tập bốn bên này cũng diễn ra chỉ vài ngày sau khi hai tàu khu trục Mỹ áp sát thực thể nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng.
Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhiều thực thể của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần công kích lẫn nhau về những gì Washington gọi là hoạt động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh cùng với việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo./.
Xem thêm
Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông, thách thức sự chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc Theo hãng tin Reuters, hai tàu khu trục của Hải quân Mỹ hôm nay đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh các bãi ... |
Trung Quốc bị tố đưa 200 tàu áp sát đảo Thị Tứ (TĐO) - Tư lệnh quân đội Philippines Benjamin Madrigal Jr. hôm nay cho biết các tàu cá của Trung Quốc liên tục bị phát hiện ... |
Hé lộ thỏa thuận ngầm liên quan vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc ra sức thuyết phục Malaysia Theo Wall Street Journal, năm 2016, Trung Quốc đã đề nghị giúp bảo lãnh quỹ 1MDB của chính phủ Malaysia trong tâm điểm bê bối ... |
Anh tính xây căn cứ ở biển Đông, tướng TQ mỉa mai: Tiếng thét cuối cùng trước sự sụp đổ Tướng Trung Quốc cho rằng, Anh cần phải cân đo đong đếm sức mình trước khi đưa ra tuyên bố về hoạt động ở biển ... |