Mỹ bắt cựu điệp viên CIA tuồn tài liệu cho Trung Quốc trong suốt một thập kỷ
Nga bắt giữ điệp viên Ukraine làm việc trong Hạm đội Biển Đen, cáo buộc tội danh phản quốc |
Một học giả Singapore nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc tại Mỹ |
Cựu điệp viên CIA Alexander Yuk Ching Ma, 67 tuổi, đã thông đồng với một người họ hàng giấu tên cũng là cựu nhân viên CIA nhằm bán một số bí mật quân sự để nhận lại hàng chục ngàn USD và quà tặng đắt tiền.
Yuk Ching Ma đã bị bắt hôm thứ sáu trong một chiến dịch truy lùng lỗ hổng an ninh do Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thực hiện.
Người họ hàng này được xác định là đồng phạm số 1, năm nay 85 tuổi, nhập tịch và sống ở Los Angeles, cũng làm việc cho CIA từ 1971 đến 1982 ở "vị trí cao cấp có thể tiếp cận được danh tính các nhân viên CIA".
Theo các tài liệu tại tòa, đồng phạm này đang mắc một chứng bệnh về nhận thức nên FBI không ra lệnh bắt giữ vào thời điểm này.
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp John C. Demers cho biết, dấu vết mà các hoạt động gián điệp của Trung Quốc để lại rất dài. Ảnh minh họa |
Ông Ma sinh ra ở Hong Kong, sau đó di cư và nhập tịch vào Mỹ. Cáo trạng cho biết ông bắt đầu làm việc cho CIA từ năm 1982, được cấp quyền tiếp xúc các tài liệu diện “Tối mật”.
Ông rời CIA năm 1989 rồi chuyển đến sống và làm việc tại Thượng Hải. Sau đó ông trở về sống tại Hawaii năm 2001.
Theo cáo trạng, ông Ma thông đồng cùng một người họ hàng để giúp chuyển các thông tin mật về quốc phòng đến giới tình báo Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua.
Âm mưu này bắt đầu từ một cuộc họp bí mật trong 3 ngày ở Hong Kong vào tháng 3/2001. Khi đó, Ma và đồng phạm được cho là đã cung cấp chi tiết về thông tin nhân sự của CIA, các chiến dịch đang hoạt động, và phương pháp che giấu thông tin. Một số nội dung cuộc họp đã được ghi hình, trong đó có cảnh Ma nhận và đếm 50.000 USD cho các bí mật mà ông cung cấp cho Trung Quốc.
Sau khi trở lại Hawaii, Ma cố gắng xin vào làm ở FBI để được tiếp tục tiếp cận các tài liệu quan trọng của chính phủ Mỹ.
Năm 2004, văn phòng FBI ở Honolulu thuê ông Ma làm chuyên gia ngôn ngữ để dịch văn bản sang tiếng Trung. Suốt 6 năm, Ma thường xuyên sao chép, chụp ảnh và đánh cắp các tài liệu được phân loại “Bảo mật”.
Những tài liệu này được Ma mang theo trong những chuyến đi tới Trung Quốc, rồi trở về Mỹ cùng hàng nghìn USD tiền mặt và các quà tặng đắt tiền.
Sau hai cuộc tiếp xúc điều tra vào mùa xuân 2019, ông Ma đã thừa nhận hành vi gián điệp trước một người mà ông tin là đại diện của tình báo Trung Quốc, nhưng thực tế là một đặc vụ chìm của FBI.
Đặc vụ này gửi ông Ma 2.000 USD “món quà nhỏ” để ghi nhận sự hỗ trợ của bị cáo trong những năm qua.
Lần này, ông Ma đề nghị tiếp tục hợp tác với tình báo Trung Quốc.
Đến ngày 12/8/2020, ông Ma tiếp tục nhận tiền thưởng cho các hoạt động gián điệp, nói sẵn sàng giúp đỡ Bắc Kinh với mong muốn “tổ quốc” thành công.
Ma phải xuất hiện tại tòa án ở Honolulu vào ngày 18/8 và có thể đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân nếu bị kết tội.
FBI mở chiến dịch truy lùng “gián điệp quân sự” Trung Quốc trên toàn nước Mỹ |
Mỹ muốn bắt nhà khoa học cố thủ trong lãnh sự quán Trung Quốc |