Món ăn ngày Tết: Miền Bắc cầu kì, miền Trung đơn giản, miền Nam ăn canh khổ qua đầu năm mới
Bí quyết luộc gà ngon ngày Tết |
Bắp bò ngâm xì dầu và những món ăn lạ miệng ngày Tết |
Bàn về ẩm thực ngày Tết của người Việt, trong cuốn "Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam" do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2010, GS Ngô Đức Thịnh - Nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam có viết: "Tết có mâm cỗ trước hết là cúng gia tiên nên các món ăn được chuẩn bị cầu kỳ, khi chế biến phải sạch sẽ, tinh khiết sau mới đến ngon miệng. Người Việt có thói quen cúng cỗ từ 30 Tết đến ngày hoá vàng thường là mồng 2, mồng 3 Tết".
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội thường cầu kì và tinh tế. (Ảnh: Huong Nguyen) |
Nói về sự khác nhau giữa mâm cỗ ngày Tết ở 3 miền Bắc - Trung - Nam, giáo sư Ngô Đức Thịnh viết, mỗi vùng miền có những "sắc thái văn hóa mang tính tiêu biểu địa phương" nên văn hóa ẩm thực lẫn cách sử dụng gia vị cũng rất khác nhau.
Người Hà Nội dùng ớt bột để giải tanh và trung hòa bớt tính hàn của cá, tôm. Trong khi đó, người Huế lại sử dụng nhiều loại ớt, ớt xanh lấy chất thơm tươi, ớt nướng lấy mùi thơm, ớt bột trộn vào lấy màu sắc, ớt tươi cay ngọt, lấy sắc đỏ tươi để trang trí.
Người Nam Bộ chuộng ăn đồ ngọt với ớt, món thêm ớt cũng phải thêm đường, họ nhậu với trái gòn non chấm muối ớt, mía chấm muối ớt... Vì thế, món Tết ở miền Bắc, Trung, Nam có sự khác biệt rõ nét.
Món ăn ngày Tết miền Bắc
Thịt gà, nem rán, bánh chưng là các món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Bắc. (Ảnh: Trần Thị Minh) |
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, món ăn ngày Tết miền Bắc có nét đặc trưng là đa dạng. Nổi tiếng tinh tế và cầu kì nhất phải kể đến mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội.
Mâm cỗ ngày Tết thường tuân theo một nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể đĩa xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát tài, phát lộc.
Thời xa xưa là như vậy. Còn ngày nay, người miền Bắc vẫn giữ các món ăn truyền thống. 4 bát cơ bản bao gồm: Canh bóng thả, chân giò hầm măng khô, mọc nấm thả và miến. 4 đĩa bao gồm: Thịt gà, nem rán, bánh chưng, giò lụa.
Ngoài các món ăn trên, các gia đình còn chuẩn bị những món mới như gà rán. Nhưng về cơ bản, mâm cỗ không thể không có các món ăn truyền thống
Tết ở miền Bắc thường lạnh, vì thế người dân còn làm món thịt đông. Ngoài ra còn có các món nộm giúp chống ngấy, ăn kèm bánh chưng cũng rất ngon. Khi ăn, người miền Bắc sẽ thưởng thức những món bày trên đĩa trước, sau đó mới đến các món bày trong bát. Tráng miệng sau bữa ăn ngày Tết thường có mứt sen, mứt bí, mứt gừng.
Món Tết ngày Tết ở miền Trung
Món ăn ngày Tết ở miền Trung có một số món giống miền Bắc như bánh chưng, canh măng. Nhưng người miền Trung có một số món đặc trưng ngày Tết như nem lụi, dưa món, tré.
Ẩm thực miền Trung đơn giản. Các món thường xuất hiện trong cỗ Tết gồm gà luộc, thịt heo luộc, bánh tét, món xào. Ngoài ra, dân miền Trung rất thích ăn những món cuốn như ram cuốn, gỏi cuốn, bánh ướt cuốn thịt nướng, bánh tráng cuốn thịt heo, và dĩ nhiên những món này không thể không có trong những bữa cơm đầu năm mới của họ.
Ram cuốn cải và các món cuốn khác thường xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. |
Ngoài ra, cỗ Tết ở đây còn có nhiều món ăn thường ngày ăn kèm với cơm trắng, canh chua như: tôm rim, thịt kho Tàu, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, tré, thịt ngâm nước mắm.
Món Tết ngày Tết ở miền Nam
Người miền Nam quan niệm tùy vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết. Họ cũng không quá khắt khe về việc buộc phải có những món nào, không được phép có món nào. Người miền Nam đón Tết với bánh tét. Loại bánh vị giống bánh chưng nhưng không gói vuông mà gói tròn, dài. Bánh tét có thể có nhân đỗ xanh, thịt mỡ giống bánh chưng hoặc có thể có nhiều loại nhân đa dạng như đậu xanh pha đậu đen hạt, nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối.
Người miền Nam thường nấu canh khổ qua trong mâm cỗ đầu năm với hy vọng sẽ vượt qua khổ đau năm cũ, đón năm mới bình an, may mắn. |
Điểm thú vị nhất là các gia đình miền Nam thường nấu canh khổ qua trong mâm cỗ đầu năm với hy vọng sẽ vượt qua khổ đau năm cũ, đón năm mới bình an, may mắn. Thịt kho - món ăn mà người miền Bắc vốn coi là món thường ngày lại xuất hiện nhiều trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Họ có thể kho thịt với trứng luộc, trứng muối hoặc cơm dừa. Các món nguội trong mâm cỗ Tết được người miền Nam chuộng có thể kể đến như tai heo ngâm dấm, tôm khô - củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen.
Người miền Nam ăn bánh tét thay vì bánh chưng. |
Vì đặc thù thời tiết nắng nóng, vào ngày Tết, người miền Nam nấu nhiều loại canh như canh chua cá lóc, canh chua cá linh nấu với bông điên điển, canh chua lươn nấu bắp chuối, canh chua cá kèo nấu lá giang để giúp tăng cảm giác ngon miệng.
Món tráng miệng của người miền Nam đa dạng với các loại mứt trái cây như mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối... Đặc biệt, cơm rượu cũng là món tráng miệng chỉ miền Nam mới hay dùng.
6 món quà Tết đặc trưng của thủ đô Hà Nội Bưởi diễn, cốm làng Vòng, trà sen, ô mai là những món quà Tết đặc trưng của thủ đô Hà Nội, thích hợp biếu người ... |
3 món dưa muối ngày Tết ăn kèm bánh chưng tuyệt ngon Công thức 3 món dưa muối ngày Tết sau đây giúp bạn dễ dàng làm món ăn chống ngấy này cho gia đình vào dịp ... |
Những món ngâm chua ngọt ngày Tết hấp dẫn nhất Những món ngâm chua ngọt ngày Tết như tai heo, móng giò ngâm chua ngọt, hành tím kiểu miền Nam có tác dụng giải ngán ... |