Lý Sơn kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ tỏi giúp nông dân trên đảo
Vụ tỏi Đông Xuân 2020- 2021, toàn huyện Lý Sơn có 325ha trồng tỏi, năng suất đạt 124 tạ/ha, sản lượng tỏi tươi đạt khoảng 3.000 tấn, tương đương với 2.100 tấn tỏi khô.
Hiện nay, số lượng tỏi còn tồn đọng trong nhà người dân khoảng 1.800 tấn. Giá tỏi giao động trên dưới 30 nghìn đồng/kg, sức mua tiêu thu tỏi Lý Sơn rất chậm dẫn đến đời sống của bà con nông dân sản xuất hành, tỏi gặp nhiều khó khăn.
Giá tỏi cũng luôn ở mức rất thấp. Cùng với đó, khách du lịch không thể ra Lý Sơn nên lượng bán lẻ cũng sụt giảm mạnh.
Tỏi Lý Sơn đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 |
Hơn 50 năm gắn bó với cây tỏi, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Tả ở thôn Tây An Vĩnh, huyện Lý Sơn chưa bao giờ nghĩ tỏi Lý Sơn – một đặc sản quý của đất đảo, từng mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân - nay lại lâm vào tình cảnh mất giá, khó tiêu thụ.
Nếu như thời “hoàng kim”, 2 tấn tỏi khô gia đình bà Tả thu lãi hơn trăm triệu đồng. Nếu bán hết số tỏi hiện có, bà Tả cũng thua lỗ khoảng 40 triệu đồng. Thế nhưng, sản lượng tỏi của bà dường như không tiêu thụ được.
Bà Tả cho biết vụ tỏi vừa rồi bà đầu tư 70 triệu đồng để trồng 5 sào tỏi, đó là chưa tính công lao động, nhưng đến kỳ thu hoạch giá thấp, không thể tiêu thụ, phải phơi khô bảo quản, chờ giá.
“Mấy năm trước, thương lái đến tận nhà thu mua, mỗi kg tỏi khô tôi bán 100 nghìn đồng – 120 nghìn đồng, năm vừa rồi còn 60 nghìn, cuối năm xuống còn 30 nghìn, bây giờ chỉ còn 17 nghìn – 20 nghìn đồng. Có 2 tấn tỏi khô nhưng đến giờ chỉ bán được 25kg với giá 17 nghìn/kg”, bà Tả bày tỏ.
Giá bán thấp từ 5 – 7 lần so với trước đây, thì mỗi sào tỏi nông dân trên đảo cầm chắc lỗ 5 – 7 triệu đồng. Giá thấp, sau kỳ thu hoạch, nông dân phải trữ tỏi, chờ giá. Tuy nhiên, việc trữ tỏi cũng đối mặt với nỗi lo về giá cả, giá chưa phục hồi, ngược lại sức mua thì giảm mạnh.
Chị Mai Thị Nhiều, thôn Tây An Hải, huyện Lý Sơn, cho hay: “Nhà trồng được hơn 2 tấn tỏi khô, từ Tết đến giờ chưa bán được vì tỏi quá rẻ. Ngoài ra, vì dịch bệnh, xe cộ, tàu ghe khó vận chuyển nên tỏi không bán được”.
Nhằm kịp thời hỗ trợ bà con bán tỏi với mức giá ổn định, đảm bảo thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư sản xuất cho vụ mùa sắp đến. UBND huyện Lý Sơn đã có văn bàn gửi Tỉnh đoàn và Liên đoàn Lao động tỉnh nhờ kết nối với các tổ chức Đoàn và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tiêu thụ tỏi cho bà con nông dân Lý Sơn với mức giá hợp lý.
Đồng thời, UBND huyện Lý Sơn cũng giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, Hội, đoàn thể tham mưu UBND huyện xây dựng kịch bản để hỗ trợ tiêu thụ tỏi cho nông dân Lý Sơn. Bởi với lượng tỏi tồn đọng khá lớn, nếu không giải quyết kịp thời, cuối năm, phần lớn lượng tỏi khô có nguy cơ hư hỏng.
Đảo tiền tiêu Lý Sơn có khoảng 330 ha đất với khoảng hơn 50% dân số sống bằng nghề trồng hành, tỏi. Mỗi năm huyện đảo cung cấp ra thị trường khoảng 1.800 – 2.200 tấn tỏi khô.
Nông dân đảo Lý Sơn gặp khó khăn do hậu quả mưa bão Thời điểm này, nông dân ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang sản xuất vụ tỏi Đông Xuân 2020-2021. Khác những mùa vụ trước, vụ tỏi này, nông dân ở huyện đảo Lý Sơn đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí đầu tư tăng cao và hậu quả do mưa, bão để lại. |
Xác xơ “thiên đường” du lịch đảo Lý Sơn Từng được du khách trong và ngoài nước ví như “thiên đường” du lịch, đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng. Thế nhưng, những đợt thiên tai vừa qua đã khiến đảo Lý Sơn xơ xác, hoang tàn. Nhiều địa điểm lưu trú, nghỉ dưỡng cộng đồng bị thiên tai tàn phá nặng nề. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết những thiệt hại vẫn còn nguyên hiện trạng, do thời tiết bất lợi và người dân thiếu kinh phí sửa chữa. |
Quảng Ngãi: Bảo tồn cua đá đảo Lý Sơn Trước thực trạng cua đá ngày càng suy giảm nghiêm trọng, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực triển khai hoạt động bảo tồn loài cua vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa có hiệu quả kinh tế cao này. Mục tiêu của việc bảo tồn cua đá nhằm hướng đến giữ gìn môi trường sinh sống cho loài cua, phát triển số lượng để khai thác bền vững phục vụ phát triển kinh tế cho người dân địa phương. |