Hàng trăm héc ta đất nông nghiệp ở “thủ phủ” hành, tỏi Lý Sơn bị bỏ hoang
Những cánh đồng trên đảo từng là màu xanh của hành, nhưng mùa này đã khác, nhiều cánh đồng trở nên khô khốc vì hạn. Lâm vào tình cảnh thiếu nước, nông dân Lý Sơn đã bỏ hoang đất nhiều tháng liền, một số ít nông dân đã chuyển đổi sang trồng một số cây trồng chịu hạn như bắp, nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Thời điểm hiện tại đang là thời vụ của cây hành tím, nhưng nhiều cánh đồng trên đảo Lý Sơn nông dân chưa thể xuống giống vì nắng hạn gay gắt, bởi nếu xuống giống cây hành có thể bị chết.
Tình hình khô hạn khốc liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở huyện Lý Sơn. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Mấy ngày qua, chị Dương Thị Nguyệt, ở thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã thu dọn đồng ruộng để hơn 2 tháng sau mới bắt tay vào sản xuất vụ hành chính. Kết thúc vụ hành tháng 4 âm lịch với nhiều khó khăn vì thiếu nước và giá hành xuống thấp nên chị Nguyệt cho 5 sào đất “nghỉ ngơi” 2 tháng tới. Chị Dương Thị Nguyệt cho biết, nếu xuống giống thời điểm này, cây hành có thể bị chết. “5 sào đất nắng này không có nước thì bỏ trống chứ canh tác gì được. Trồng hành xuống nhổ lên cũng không có giá nên không trồng”, chị Nguyệt nói.
Hạn mặn khốc liệt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Lý Sơn bị bỏ hoang diễn ra sau vụ tỏi đông xuân. Năm nay, hơn 200 héc ta diện tích trên đảo bị bỏ hoang. Nhiều giếng nước trên đảo nay đã trơ đáy và nhiễm mặn, nông dân đang loay hoay giải hạn cho cây trồng. Cuộc sống của nông dân chủ yếu phụ thuộc vào hành tỏi đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Văn Giàu, ở thôn Đông An Vĩnh, cho biết: Tôi có 7 sào đất trồng hành, tỏi. Mấy năm trước, kết thúc vụ tỏi đông xuân là tôi trồng ngay 5 sào hành tím. Nhưng bây giờ tôi chỉ dành 1 sào đất trồng dưa hấu và bắp, diện tích còn lại đành bỏ không.
Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích cây trồng trên đảo chiếm 2/3 diện tích, còn năm nay chỉ đạt chưa đầy 1/2. Thời điểm này, hơn 200ha diện tích đất bị bỏ hoang. Nhiều giếng nước trên đảo Lý Sơn đã trơ đáy và nhiễm mặn, nông dân đang loay hoay giải hạn cho cây trồng. Cuộc sống của nông dân chủ yếu phụ thuộc vào hành tỏi nên gặp rất nhiều khó khăn.
Đang là thời vụ cây hành tím, nhưng nhiều cánh đồng trên đảo Lý Sơn chưa xuống giống vì đang hạn gay gắt. |
Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn Võ Trí Thời cho biết: Do ảnh hưởng dịch bệnh và nắng hạn, nên từ đầu năm đến nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân Lý Sơn không nhiều. Hiện người dân chỉ trồng khoảng 50ha hành tím và một số ít diện tích cây bắp, dưa hấu, đậu phụng; diện tích đất không sản xuất được chiếm gần 70%. “Huyện đã khuyến cáo nông dân hạn chế trồng hành tím, chỉ trồng ở vùng có nước và đảm bảo nguồn cung cấp ra thị trường. Vì ảnh hưởng dịch Covid-19, nên lượng hành cung cấp ra thị trường rất hạn chế”, ông Thời nói.
Nước ngọt và cây trồng ngắn ngày chịu được hạn là điều mà nông dân Lý Sơn mong chờ trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh như hiện nay. Nếu không, trong tương lai gần diện tích đất nông nghiệp ở đây bị bỏ hoang không chỉ dừng lại ở hơn 200ha.
Độc đáo “Cánh đồng dung nham” ở Lý Sơn “Cánh đồng dung nham” đảo Bé (huyện Lý Sơn) là vẻ đẹp được ví như dòng chảy của dung nham sau những đợt phun trào núi lửa từ ngàn năm trước. |
Quảng Ngãi: Bảo tồn cua đá ở huyện đảo Lý Sơn Cua đá hay còn gọi là cua dẹp, cua đỏ đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng do sự khai thác tràn lan nhưng thiếu bảo vệ của người dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. |
Thiên đường thơ mộng ở Đảo Bé Lý Sơn Đảo Bé, một hòn đảo nhỏ thuộc huyện đảo Lý Sơn. Nơi đây, được ví như một thiên đường với những vách đá trầm tích núi lửa có từ hàng triệu năm trước, những bờ cát trắng mịn và màu nước xanh thăm thẳm. Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này. |