Lý do các ông chủ BOT phản bác thu phí không dừng
Bị dừng thu phí, vì sao các doanh nghiệp BOT phản ứng? ACV: Lời hứa BOT sân bay và "bi kịch"... quá nhiều tiền! Muốn tăng phí 37 trạm BOT, Bộ GTVT giải thích thế nào? |
Hiệp hội các nhà đầu tư BOT tiếp tục phản bác về thu phí không dừng - Ảnh Huy Thắng/VGP |
Ngay sau khi Tổng cục Đường bộ, cơ quan được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giao nhiệm vụ quản lý các dự án trong giai đoạn kinh doanh, khai thác và chuyển giao công trình dự án đưa ra thông tin sẽ cho tạm dừng thu phí 3 trạm BOT do “chậm trễ triển khai ký kết thu phí tự động không dừng - ETC gồm Trạm Bắc Hải Vân, trạm BOT Cam Thịnh và trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp” từ ngày 6/7/2019, Hiệp hội đã nhận được kiến nghị của nhiều nhà đầu tư hạ tầng công trình giao thông và đưa ra một số ý kiến về vấn đề này.
Trước hết, đại diện Hiệp hội khẳng định ủng hộ Chính phủ về chủ trương triển khai thu phí tự động không dừng (ETC).
Tuy nhiên, Hiệp hội chưa đồng tình cách triển khai hiện nay của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Các lí do Hiệp hội đưa ra gồm: Việc triển khai ETC chưa đúng quy định pháp luật, các thỏa thuận hợp pháp tại các hợp đồng BOT, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp giữa doanh nghiệp dự án (nhà đầu tư) và các bên có liên quan.
Ông Lưu Xuân Thuỷ, đại diện Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng, điều này gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh hiện tại.
Lí do nữa là việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ETC và yêu cầu các doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư ký phụ lục Hợp đồng BOT để điều chỉnh nội dung này (bao gồm cả việc ấn định tỉ lệ doanh thu phải trích lại từ doanh thu BOT cho đơn vị vận hành ETC) đang có những bất cập, khó khăn nhất định.
Hiệp hội chưa đồng tình cách triển khai hiện nay của Tổng cục Đường bộ Việt Nam |
“Khi điều chỉnh các hợp đồng liên quan dự án BOT các bên phải thoả thuận với nhau về sự thay đổi đó để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong Hợp đồng cũng như tuân thủ nguyên tắc bình đẳng”, đại diện Hiệp hội nhấn mạnh.
Về cách thức triển khai ETC, Hiệp hội cho rằng, tỉ lệ trích doanh thu cho đơn vị thu phí ETC chưa có căn cứ tính cụ thể và đang tính trên tổng doanh thu của BOT mà không tách bạch doanh thu của ETC và làn thu MTC. Đồng thời, việc trích doanh thu làm ảnh hưởng đến phương án tín dụng của các dự án và chưa có sự thống nhất với doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư trước khi triển khai.
Đại diện Công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai khẳng định doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Nhà nước. Trên thực tế từ ngày 15/7/2017 đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Thu phí tự động VETC (đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng của Bộ Giao thông vận tải) và 100% các làn đều đã lắp hệ thống thu phí tự động không dừng. Đây cũng là dự án đầu tiên trên Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên) đã triển khai tất cả 4 làn thu phí không dừng.
"Nhưng hiện tại yêu cầu nhà đầu tư phải ký phụ lục hợp đồng với tỉ lệ phần trăm doanh thu cao là không hợp lý. Các trạm thu phí BOT hiện nay chưa đủ trả lãi. Chúng tôi sẽ đồng hành với Nhà nước nhưng phải làm đúng, giải thích rõ chứ không phải yêu cầu ngày 10/7 tạm dừng thu phí, gây bất lợi với nhà đầu tư", đại diện Công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai nói.
Theo Bộ Giao thông vận tải cho hay đến ngày 5/7, các nhà đầu tư BOT quản lý 40 trạm thu phí đã cơ bản thống nhất ký phụ lục hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, còn 4 nhà đầu tư chưa đàm phán ký kết phụ lục hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải là Công ty cổ phần Phước Tượng-Phú Gia BOT (trạm Bắc Hải Vân ở Thừa Thiên-Huế); Công ty TNHH đầu tư 194 BOT Quốc lộ 1 – Cam Ranh (trạm Cam Thịnh ở Khánh Hòa); Công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai (trạm Km 1610+800 và trạm Km 1667+470, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên ở tỉnh Gia Lai); Công ty TNHH BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp (trạm Cần Thơ – Phụng Hiệp). Hiện Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục đàm phán với 4 nhà đầu tư nêu trên, đảm bảo tiến độ ký phụ lục hợp đồng trước ngày 10/7/2019 nhằm hoàn thành lắp đặt 44 trạm thu phí trong năm 2019 theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ. |
Bị dừng thu phí, vì sao các doanh nghiệp BOT phản ứng? Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu tạm dừng thu phí 4 dự án BOT do chậm trễ trong việc ký phụ lục hợp ... |
ACV: Lời hứa BOT sân bay và "bi kịch"... quá nhiều tiền! Lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đơn vị đang có hàng chục nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng ... |
Muốn tăng phí 37 trạm BOT, Bộ GTVT giải thích thế nào? Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến các Bộ, ngành và 17 địa phương liên quan dự thảo báo cáo Thủ tướng về ... |
BOT, chất lượng dịch vụ hàng không vẫn nóng nghị trường Quốc hội Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục đặt câu hỏi về công tác ... |
Bộ trưởng Giao thông: Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 05/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định gần như ... |