Luật quốc tế trên không gian mạng: Nền tảng đảm bảo quyền con người và lợi ích quốc gia
Hà Nội đặt mục tiêu trở thành trung tâm an toàn an ninh mạng của Đông Nam Á Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ thành ... |
Tin giả "khó sống" khi an toàn thông tin, an ninh mạng được nâng cao Các chuyên gia nhận định, Nghị định số 15/2020/NÐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính ... |
Tham dự Hội nghị trực tuyến có: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Công an); bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam; ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, đại diện Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế (Bộ Ngoại giao); Cục an ninh nội địa, Cục an ninh mạng va phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an)…
Hội thảo trực tuyến về Luật quốc tế trên không gian mạng tại Hà Nội ngày 27/8/2020. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam khẳng định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, hội thảo trực tuyến nhằm trao đổi thông tin kinh nghiệm, tăng cường công tác của lực lượng công an phòng chống các tội phạm mạng, bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em…
Tại hội thảo, các báo cáo viên đã chia sẻ chuyên đề về: Luật quốc tế về hoạt động trên không gian mạng; Chủ quyền trên không gian mạng; Trách nhiệm của nhà nước về hoạt động mạng, Sử dụng vũ lực và tự vệ trên không gian mạng… Các báo cáo đã giúp đại biểu tham dự Hội nghị có cái nhìn rõ hơn về định hướng phát triển chính sách phát triển công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, phòng thủ, ngăn chặn tấn công trên không gian mạng để bảo vệ quyền con người, các giá trị, lợi ích, an ninh của đất nước.
Bà Liis Vihul, cố vấn, Giám đốc tập đoàn luật quốc tế của không gian mạng chia sẻ: theo Luật quốc tế, Nhà nước chịu trách nhiệm về hoạt động mạng khi: hành vi vi phạm pháp luật trên mạng không phải là các quy chuẩn do Nhà nước quy định, và vu cáo Nhà nước là vi phạm pháp luật. Giáo sư Michael Schmitt cũng cho rằng các biện pháp đối phó với hoạt động vi phạm trên không gian mạng của các nước khác là cần thiết, trong trường hợp là phương thức duy nhất để bảo vệ mình, bảo vệ các lợi ích thiết yếu của quốc gia, chống lại các hiểm họa trầm trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và lợi ích đất nước.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an khẳng định trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến đến nền kinh tế số, không ngừng nâng cao điều kiện sống cho người dân. Luật An ninh mạng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Với 7 chương, 43 Điều, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng, bên cạnh đó là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Sau hơn 01 năm có hiệu lực, Luật An ninh mạng đã góp phần nâng cao hiệu lực công tác bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh, tạo môi trường bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo cơ chế pháp lý giúp đấu tranh với các tội phạm mạng, bảo đảm tốt hơn quyền con người.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn khẳng định, Bộ Công an luôn chú việc tổ chức các Hội thảo và Tập huấn trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, trình độ cho cán bộ các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực thi như triển khai 10 khóa tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ của Bộ Công an trong việc triển khai thực thi Công ước Liên Hiệp quốc về Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (UNCAT) triển khai Công ước Liên Hiệp quốc về Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (UNCAT)… Thời gian qua, Liên minh EU đã tham vấn tích cực đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. (Ảnh minh họa) |
Bế mạc Hội thảo, bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam khẳng định Hội thảo “Luật quốc tế trên không gian mạng” đã thành công rực rỡ, các báo cáo viên và các đại biểu đã đóng góp ý kiến tích cực chia sẻ các kiến thức về Luật quốc tế cũng như các kinh nghiệm, các vấn đề trách nhiệm của Chính phủ trong việc vận hành không gian mạng, bảo đảm quyền con người, bà khẳng định hội thảo đã góp phần phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hà Lan nói chung và quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan hữu quan Vương quốc Hà Lan, Liên minh châu Âu nói riêng ngày càng thiết thực và đi vào chiều sâu.
Tiếp cận quyền trên không gian mạng nhìn từ ứng xử của các quốc gia |
Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng |