Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng
Khóa họp 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ: Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người Ngày 30/6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ... |
Con người trên không gian mạng cần được bảo vệ như ngoài đời thực Ngày 26/6, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ và Viện Quyền con người, Học ... |
Thiệt hại khổng lồ
Theo thống kê của Công ty an ninh mạng Bkav, trong năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. Đến năm 2019, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng (902 triệu USD).
Phân tích về những nguyên nhân dẫn tới số lượng máy tính bị nhiễm virus ở mức cao, các chuyên gia Bkav cho biết nguyên nhân đầu tiên là việc tải và cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên mạng.
Trên phạm vi toàn cầu, tội phạm mạng gây thiệt hại lên tới khoảng 600 tỷ USD mỗi năm, tương đương 0,8% GDP toàn cầu. Trong đó, khu vực Đông Á thiệt hại ước tính từ 120 - 200 tỷ USD, tương đương 0,53 - 0,89% GDP khu vực. Mức thiệt hại 642 triệu USD tương đương 0,26% GDP của Việt Nam, tuy chưa phải cao so với khu vực và thế giới, nhưng cũng là mức đáng báo động.
Theo Bộ Công an cũng như các số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện đang phải đối phó với hàng chục ngàn cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao mỗi năm, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, gây tổn thất nặng nề về kinh tế.
Hiện nay ở Việt Nam và thế giới nói chung, không gian mạng rất rộng lớn, hệ thống các mạng đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam bao gồm cả các trình duyệt web (Google, Chrome, Mozilla Firefox , Opera, Safari...); các trang web tin tức (VnExpress, Yahoo! Tin tức, Zing news, VTC New...); các mạng xã hội (Facebook, Twitter, YuMe, Instagram, Zing me, Youtube, Skype, WeChat, Google Plus, Go.vn...); các tìm kiếm, tra cứu (Google map, Bing, Google Docs...); các tiện ích (chuyển tiền, việc làm, email, thiệp điện tử...); các trang mạng mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc, giải trí.
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn thể hiện quyết tâm chung tay đẩy lùi những thông tin sai sự thật trên các nền tảng của mình. (Nguồn: SCMP) |
Không gian mạng hiện nay được sử dụng phổ biến và bắt đầu phát triển từ thập niên 90 của thế kỷ trước, “khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 3.
Cần có pháp luật trên không gian mạng
PGS. TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh cho biết: "Có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về không gian mạng hay còn gọi là không gian ảo (từ tiếng Anh là cyberspace). Đây là môi trường nhân tạo, con người không trực tiếp gặp nhau, nhưng lại có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau qua một hệ thống mạng, được kết nối toàn cầu – mạng toàn cầu, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, giữa các vùng, khu vực và toàn cầu. Thuật ngữ “cyberspace” đã xuất hiện từ lâu đời, nhưng ban đầu được hiểu, sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng sau này lại được sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu".
Theo nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters dựa trên 225 thông tin sai lệch liên quan đến dịch Covid-19, có đến 88% lượng thông tin trên xuất hiện ở các nền tảng mạng xã hội, trong khi con số này chỉ là 9% đối với truyền hình và 8% trên báo chí.
Với khoảng 3 tỷ người dùng trên khắp thế giới, các trang mạng xã hội đã và đang dễ dàng trở thành nơi chia sẻ và lan truyền những tin tức này với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nền tảng nào khác, bất chấp nỗ lực kiểm soát từ các hãng công nghệ.
Hậu quả của những tin đồn thất thiệt này không chỉ dừng lại ở việc cản trở công tác chống dịch của các tổ chức y tế hay gây ra bất ổn xã hội, mà còn đe dọa đến tính mạng của người dùng nếu làm theo những chỉ dẫn sai lệch này.
Tại Hội thảo “Quyền con người trên không gian mạng” ngày 26/6 tại Quảng Ninh, Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực về Nhân quyền Chính phủ khẳng định tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ quyền con người trên không gian mạng trong tình hình hiện nay. Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các dịch vụ mạng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có chủ trương, đường lối, chiến lược và chính sách phù hợp có tính dự báo cao để có thể giải quyết tốt các thách thức và tận dụng các cơ hội mà Internet và mạng xã hội mang lại. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nạn tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng, kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm quyền con người như quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư của cá nhân, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Lê Tấn Tới nhấn mạnh, với sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc từ cơ sở lý luận và thực tiễn của các nhà khoa học, Hội thảo cần đưa ra được luận cứ khoa học làm cơ sở đề xuất lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp và chính quyền địa phương đề ra các chủ trương và giải pháp trong công tác đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng.
Tìm kiếm giải pháp, đề xuất sáng kiến hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái ASEAN |
Giá trị cao nhất của nhân quyền chính là bảo vệ sinh mạng của người dân |