Tin giả "khó sống" khi an toàn thông tin, an ninh mạng được nâng cao
Người dân cần bình tĩnh, cẩn trọng trước tin giả trên mạng xã hội |
Triệu tập nam thanh niên "đang ở bên Mỹ" tung tin giả về virus corona |
Trường hợp tung tin giả, sai sự thật lên MXH sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa) |
Trong thời đại công nghệ 4.0, bên cạnh những thông tin chính xác, thiết thực và kịp thời với người đọc, đã xuất hiện các thông tin giả với nhiều mục đích khác nhau, nhằm đánh lạc hướng dư luận, từ đó để lại nhiều hệ lụy xấu trong cộng đồng.
Thời gian qua, tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước, rất nhiều cá nhân đã bị lừa đảo với số tiền rất lớn. Đã có nhiều nạn nhân bị lừa đảo với số tiền từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
Theo Đại tá Phùng Kim Lân - Nguyên Phó Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân, Nghị định số 15/2020/NÐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử sẽ giúp phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của pháp luật nói chung, của luật về an ninh mạng nói riêng, trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng... Xem chi tiết tại video:
Đồng quan điểm với ông Lân, Đại tá Vũ Văn Năm - Nguyên Phó Cục trưởng Cục an ninh nội địa (Bộ Công an) nhận định, Nghị định này khi được kết hợp với Luật An ninh mạng đã có hiệu lực từ 13 tháng qua, được kỳ vọng có tác dụng mạnh hơn trong việc chống những hành vi xấu, có hại trên không gian mạng chung của cộng đồng... Xem chi tiết tại video:
Về phía cơ quan chức năng, Thượng tá Nguyễn Thành Lợi, cán bộ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, các đơn vị chức năng đã phối hợp cùng Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp tuyên truyền thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên không gian mạng.
Đến nay lực lượng công an đã xác minh, làm việc với hơn 600 trường hợp, qua đó xử phạt vi phạm hành chính 134 đối tượng và yêu cầu gỡ bỏ các thông tin bịa đặt gây hoang mang dư luận... Xem chi tiết tại video:
Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, người dân cần bình tĩnh, cẩn trọng khi tiếp cận thông tin từ mạng xã hội, cần kiểm chứng, tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin chính thức của Chính phủ và các Ban, Bộ, ngành để làm rõ tính xác thực của thông tin trước khi chia sẻ, bình luận, tránh đăng tải thông tin sai sự thật gây hoang mang hay bất ổn cho xã hội.
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (gồm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng) và giao dịch điện tử. |
Từ 15/4, vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động bị phạt đến 150 triệu đồng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa ... |
NSND Hoàng Dũng và "đả nữ" Ngô Thanh Vân đồng loạt xin lỗi vì đưa tin giả về dịch corona Sáng 31/1, Ngô Thanh Vân cập nhật trên trang fanpage thông tin về hãng hàng không vẫn có chuyến bay từ Vũ Hán đến Việt ... |
Nghị định 15: Từ quyết tâm của Chính phủ đến nỗ lực của Bộ Y tế Nghị định 15 được đánh giá là đã tạo cuộc “cách mạng” trong quản lý an toàn thực phẩm. Trên thực tế, việc ban hành ... |