Phía sau lãi khủng của Vietnam Airlines, VietJet và Jetstar?
Hơn 4.200 chuyến bay muộn giờ trong tháng 4/2019 Bamboo Airways lần đầu "sải cánh" tới Nhật Bản Chào đón những chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways đến Đài Loan |
Phía sau khoản lãi lớn của 3 ông lớn ngành hàng không |
Vietnam Airlines: Thiệt hại ngàn tỷ, vẫn lãi 1.500 tỷ
Cụ thể, với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), doanh thu hợp nhất trong quý 1/2019 ước đạt gần 26.000 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt hơn 1.500 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch cả năm.
Lợi nhuận khủng này khiến không khỏi gây bất ngờ bởi gần đây Vietnam Airlines có "báo cáo mật" tố Bamboo Airways giành giật phi công khiến Vietnam Airlines bị thiệt hại tài chính lên tới hàng ngàn tỷ đồng/năm.
Dù Vietnam Airlines tố lên Bộ GTVT về thiệt hại ngàn tỷ nói trên nhưng Công ty mẹ vẫn ước đạt 19.346 tỷ đồng doanh thu, tăng 5,5% so với cùng kỳ và 1.224 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 36,6% so với cùng kỳ.
Những báo cáo mới nhất của Vietnam Airlines cho thấy, trong ba tháng đầu năm nay thị trường hàng không Việt Nam duy trì mức tăng trưởng tốt với tổng lượt khách quốc tế ước đạt 8,6 triệu lượt, tăng 13,2% so với cùng kỳ và tổng lượt khách nội địa ước đạt 8,7 triệu lượt, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đơn vị này đã thực hiện thành công gần 33.500 chuyến bay, tăng 2% so với cùng kỳ và vận chuyển an toàn hơn 5,4 triệu lượt hành khách, tăng 2,5% so với quý 1/2018.
Thị phần của Vietnam Airlines và các hãng hàng không thành viên được duy trì ổn định, trong đó thị phần nội địa đạt trên 52%.
Jetstar lãi lớn, ai chịu trách nhiệm khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng?
Jetstar Pacific đã lần đầu có lợi nhuận sau khi tái cơ cấu |
Tại họp báo Chính phủ chiều 4/5, báo giới đặt câu hỏi về trách nhiệm cá nhân đối với khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Jetstar Pacific, trong đó Vietnam Airlines là cổ đông chính.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết Jetstar Pacific từ khi chuyển sang Vietnam Airlines, lỗ hơn 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Vietnam Airlines xây dựng ở Jetstar Pacific, đến năm 2020 giảm lỗ và không lỗ. Về trách nhiệm cá nhân hoặc trách nhiệm đối với việc lỗ này, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết sẽ đề nghị Vietnam Airlines báo cáo cụ thể rõ hơn.
Jetstar Pacific dù vẫn còn lỗ và chưa thể cân bằng tài chính nhưng đang có dấu hiệu khả quan.
Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018, Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific đạt tổng doanh thu 9.310 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 34,3 tỷ đồng. Tuy đây là mức lãi thấp nhưng lại là dấu mốc quan trọng của Jetstar Pacific một hãng hàng không Nhà nước nắm 68,8% vốn điều lệ, đã trải qua 2 lần tái cơ cấu.
Tính đến cuối năm 2018, quy mô Jetstar Pacific đã được gia tăng đáng kể với đội bay gồm 15 chiếc A320. Mạng lưới đường bay của hãng gồm 22 điểm đến, trong đó có 16 điểm đến trong nước và 6 điểm đến quốc tế Bangkok (Thái Lan), Singapore, Hongkong, Taipei, Quảng Châu (Trung Quốc), Kansai (Nhật Bản).
Quy mô của Jetstar Pacific trên thị trường nội địa hiện chiếm khoảng 18%, đóng góp vào con số hơn 52% của Vietnam Airlines Group.
Trong khó khăn Vietjet vẫn tăng trưởng mạnh
Năm 2018 có thể xem là khoảng thời gian sóng gió với hãng hàng không Vietjet với 7 sự cố liên tiếp (5 sự cố do hỏng hóc kỹ thuật máy bay và 2 sự cố do lỗi chủ quan của nhân viên hàng không).
Những tưởng sau vận hạn này, kết quả kinh doanh của Vietjet ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của CTCP Hàng không Vietjet (VJC) vừa công bố, doanh thu thuần quý 1 của hãng hàng không giá rẻ này tăng nhẹ gần 9% so với cùng kỳ năm trước, từ 12.560 tỷ lên 13.636 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn khiến lợi nhuận gộp tăng mạnh 24% lên mức 2.246 tỷ đồng, biên lãi gộp cũng được cải thiện lên hơn 16%.
Vietjet đã dẫn đầu thị trường về tổng số chuyến bay khai thác cũng như số lượng khách vận chuyển, nên mặc dù tỷ lệ chuyến bay đúng giờ có thay đổi thế nào thì tổng số chuyến bay đúng giờ hãng này đều dẫn đầu thị trường trong năm 2018 cũng như các tháng đầu năm 2019.
Ẩn số Bamboo Airways
Theo thống kê của Cục Hàng không dân dụng, Bamboo Airways hiện khai thác 17 tuyến bay nội địa, và đang có kế hoạch nâng con số này lên 40 tuyến trong năm nay. Theo kế hoạch, đến cuối năm, hãng sẽ nâng số lượng đội tàu bay của mình lên 40 chiếc.
Tuy nhiên, Giấy phép Kinh doanh Vận chuyển hàng không cấp ngày 12/11/2018 của Bamboo Airways chỉ cho phép khai thác tối đa 10 tàu bay. Vào thời điểm thành lập, Bamboo Airways chỉ có vốn điều lệ 700 tỷ đồng và chiếu theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không thì hãng này chỉ được khai thác tối đa 10 tàu bay.
Hãng vừa có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, sửa đổi nội dung về vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, bổ sung danh sách chi nhánh và nâng phạm vi hoạt động lên trên 30 tàu bay.
Cục Hàng không đồng ý về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật, tăng vốn điều lệ và bổ sung danh sách chi nhánh. Tuy nhiên, đề nghị của Bamboo Airways về tăng qui mô đội tàu bay lên trên 30 chiếc, Cục Hàng không cho rằng cần xem xét, thẩm định kỹ lưỡng hơn.
Bamboo Airways đang có những bước tiến mạnh mẽ |
Hơn 4.200 chuyến bay muộn giờ trong tháng 4/2019 Theo Cục hàng không Việt Nam, trong tháng 4/2019 các hãng hàng không khai thác hơn 26.550 chuyến bay, trong đó tỷ lệ đúng giờ ... |
Chào đón những chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways đến Đài Loan Vào ngày 27/4, tại Sân bay quốc tế Đài Nam và sân bay quốc tế Đào Viên, Hãng hàng không Bamboo Airways tổ chức lễ ... |
Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất thắt chặt an ninh cấp độ 1? Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không theo cấp độ cao ... |
Sân bay Nội Bài sẽ được mở rộng, đón 80-100 triệu khách/năm? Chính phủ Pháp đã phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại hơn dành cho Việt Nam trong việc lập quy hoạch sân bay Nội ... |