Lan tỏa những giá trị văn hóa Việt qua việc thưởng Trầm hay cảm Truyện Kiều
Cựu binh Mỹ gửi 504 bông hồng tưởng niệm 504 thường dân Sơn Mỹ, Quảng Ngãi Vì lý do sức khỏe và đại dịch COVID-19 không sang được Việt Nam, cựu binh Mỹ 77 tuổi từng tham chiến tại miền Trung ... |
Thomas Smith-cựu binh Mỹ hơn 30 năm gìn giữ lá cờ Đảng Việt Nam Ông Thomas Smith-cựu binh Mỹ quyết định mang lá cờ Đảng trao lại cho Việt Nam sau hơn 30 năm lưu giữ. Ông đã thực ... |
Báo Thời Đại xin chia sẻ lược trích bài viết nói lên những tâm huyết trong quá trình đem những giá trị văn hóa của Việt Nam lan tỏa trên thế giới của Chủ tịch Trầm Hương Khánh Hòa-ATC, ông Nguyễn Văn Tưởng.
Chủ tịch Trầm Hương Khánh Hòa-ATC, Nguyễn Văn Tưởng (Ảnh: Baodaidoanket) |
Truyện Kiều được ái mộ ở nhiều quốc gia phương Tây, khiến các tác giả hiện đại phải thán phục về tư duy cấp tiến, khác biệt của một nhà thơ thời kỳ phong kiến. Ra đời từ cách đây 2 thế kỷ nhưng nhiều quan điểm gửi gắm qua dòng Truyện Kiều chứng minh được tính đúng đắn trong cả đời sống hiện đại.
Tính đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng với 60 bản dịch khác nhau. Vượt qua những khác biệt, tính nhân văn và tư tưởng vượt thời đại đã kết nối một tượng đài văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới. Cảm xúc tự hào này là nguồn cảm hứng vô tận, cũng là hành trang tôi luôn luôn mang theo khi nói về Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
Việc đưa trầm hương đến với thế giới như là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và chất nhân văn của người Việt Nam. Từ vết thương trên thân mình, trầm toả hương-một mùi hương vĩnh cửu, không phai mờ theo thời gian. Đó là món quà tạo hoá ban tặng cho loài cây có sức sống mãnh liệt, bất chấp tổn thương vẫn lan toả giá trị cho mọi người. Cũng như dân tộc Việt Nam, trải qua đau thương vẫn là một dân tộc nhân ái, yêu chuộng hoà bình.
Giáo sư Michael Stanley Dukakis và phu nhân đến thăm Trầm Hương Khánh Hoà (Ảnh: Baodaidoanket) |
Trầm hương được lựa chọn làm món quà mà Việt Nam trao tặng cho nhiều lãnh đạo, học giả, doanh nhân hàng đầu của thế giới trong đó có lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC trong sự kiện APEC Việt Nam 2017. Chiếc quạt trầm hương, vòng tay trầm hương, hương trầm chính là tài năng, tinh hoa của người Việt qua tạo tác mà Đất, Trời Việt Nam ban tặng.
Trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đã có ít nhất ba lần các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ mượn “Truyện Kiều” để bước những bước gần hơn đến với người Việt Nam. Lần thứ nhất, trong diễn văn đáp từ của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tháng 11/2000:
“Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”.
“Just as the lotus wilts, the mums bloom forth,
Time softens grief, and the winter turns to spring”.
Và chính ông đã luận giải ý tứ của mình gửi gắm qua những dòng thơ: “Nay những ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan. Những phác thảo của một tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Cùng nhau, chúng ta hãy tận hưởng mùa xuân mới này”.
Hay như lời của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden khi tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2015, bày tỏ lòng cảm kích khi hai đất nước từng ở hai phía của cuộc chiến nay đã gác lại quá khứ, cùng hướng về tương lai chung:
“Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”.
“Thank heaven we are here today,
To see the sun through parting fog and cloud”.
Và mượn Truyện Kiều, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định hai dân tộc đã sẵn sàng cho những cam kết lâu dài, trở thành những đối tác uy tín của nhau trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016:
“Rằng trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi”.
“Henceforth I’m bound to you for life, he said
Call these small gifts a token of my love”.
Mượn thơ Kiều là biểu trưng cho sự trân trọng tinh hoa văn hoá Việt Nam, là mượn chiếc cầu văn hoá để bước vào trái tim người Việt. Lựa chọn này của các lãnh đạo cấp cao Hoa Kỳ cho thấy: giá trị văn hoá là cầu nối ngắn nhất, chân thành nhất giữa các dân tộc. Tôn trọng văn hoá của một dân tộc là tôn trọng bản sắc, truyền thống, lịch sử đã hun đúc nên dân tộc ấy, mở đường cho sự thấu hiểu lẫn nhau, là bước đi nhanh nhất tới hoà bình, hợp tác và phát triển.
Giống như Truyện Kiều, Trầm Hương Khánh Hoà đến với bạn bè thế giới, chinh phục những trí tuệ hàng đầu như một đại diện của bản sắc Việt Nam.
Trầm Hương Khánh Hòa gắn liền với truyền thuyết của người Chăm Pa ở mảnh đất miền Trung nắng gió: Trong ánh hào quang của Nữ thần Ponagar-Thiên Y A Na Thánh Mẫu uy nghiêm với núi non trời biển luôn có mùi hương thanh khiết của trầm. Hương trầm là sứ giả đại diện cho những vị thần, là ngôn ngữ chung giữa nhiều nền văn hóa.
Hình ảnh người Việt Nam với những giá trị tốt đẹp được thể hiện qua trầm hương cũng đã hiện diện ở nhiều sự kiện quan trọng: Festival Biển Nha Trang và Hội nghị Quốc tế về Biển và Kinh tế Biển (tháng 7/2015), Hội nghị APEC Việt Nam (tháng 11/2017), Lễ Dâng Trầm đầu tiên của Việt Nam (tháng 4/2019), Diễn đàn Liên minh Lãnh đạo Thế giới-Club de Madrid (tháng 10/2019) tại Madrid (Tây Ban Nha). Danh xưng Việt Nam-Quốc gia Trầm Hương sẽ được xuất hiện trong chương trình nghị sự của Diễn đàn Liên minh Lãnh đạo Thế giới dự kiến diễn ra cuối tháng 4/2020 tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ).
Đó là sự ghi nhận và trân trọng của tầng lớp tinh hoa thế giới với giá trị mà Việt Nam đang lan toả ra thế giới. Giống như những lời tốt đẹp mà Cựu Tổng thống Latvia đồng thời là Chủ tịch Club de Madrid, bà Vaira Vike-Freiberga dành cho Trầm Hương Khánh Hoà tại Diễn đàn Club de Madrid 2019: “… một hiện thân tuyệt vời của tâm hồn và ý chí của người Việt Nam, cũng là những giá trị mà thế giới cùng chia sẻ trong kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo”.
Trong một tương lai không xa, chúng ta có thể tự tin mà nói rằng: cảm được hương trầm cũng là hiểu được tinh thần của người Việt Nam như lời khẳng định của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Trầm hương và Văn hoá Thiền Trầm sẽ là một ngành kinh tế, là động lực mang lại sự khác biệt cho mảnh đất này”.
Cựu binh Mỹ dùng Facebook để bạn bè biết Việt Nam đã thay đổi Cựu binh Mỹ-Michael Gormalley từng chỉ huy tham chiến tại Việt Nam. Ông quyết tâm quay lại Việt Nam, dành toàn bộ tiền kiếm được ... |
Ngày càng nhiều cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam sinh sống Chi phí sinh hoạt thấp, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được cải thiện, chính sách mở cửa của Việt Nam là những lý do ... |
Món quà bất ngờ từ nhà tù Hỏa Lò tặng cựu binh Mỹ từng bị bắt giữ Chuyến tham quan Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò đã để lại những ấn tượng sâu sắc với 6 cựu chiến binh Mỹ từ ... |