
Lạm phát tăng kỷ lục nhiều nơi trên thế giới
![]() |
Diễn biến lạm phát tại một số nền kinh tế (Ảnh: NYT) |
Tại khu vực Mỹ - Âu và các nền kinh tế tiên tiến, 60% các quốc gia có tỷ lệ lạm phát hàng năm trên 5%, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế. Đây là tỷ lệ lớn nhất kể từ những năm 1980 và là một vấn đề nghiêm trọng đối với các ngân hàng trung ương, vốn thường đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%.
Lạm phát của Mỹ là 8,5% - cao nhất kể từ năm 1981. Bộ Lao động Mỹ cho hay, thu nhập trung bình hàng giờ tăng 5,6% trong tháng 3. Nhưng điều chỉnh theo lạm phát thì có nghĩa mức lương trung bình đã giảm 2,7%. "Tiền lương của người Mỹ ngày càng teo tóp qua mỗi tháng", Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Patrick J. Toomey, bình luận.
Theo CNBC, lạm phát của Vương quốc Anh trong tháng 3/2022 đã tăng lên mức 7% và ví tiền của người tiêu dùng nước này bị bóp nghẹt vì giá thực phẩm và năng lượng tiếp tục tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tại Anh đã tăng 1,1% so với tháng trước, vượt xa dự đoán tăng 0,7% mà các chuyên gia kinh tế nêu với Reuters. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI tháng 3 đã tăng 7%, mức cao nhất kể từ tháng 3/1992 và vượt xa mức 6,2% trong tháng 2/2022.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã nâng lãi suất trong 3 cuộc họp chính sách tiền tệ liên tiếp từ mức thấp kỷ lục 0,1% lên 0,75%. Cơ quan này đang tìm cách đối phó với lạm phát mà không cản trở tăng trưởng kinh tế.
Không riêng Vương quốc Anh, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng phải "cân não" khi điều chỉnh chính sách tiền tệ sao cho cân đối giữa việc kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh sức phục hồi của các nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 đang chậm lại do căng thẳng Nga-Ukraine.
Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lạm phát cũng tăng lên 7,5% vào tháng 3/2022, từ 5,9% của tháng trước đó. Giá năng lượng cao hơn là nguyên nhân chính. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra kế hoạch chấm dứt chương trình mua trái phiếu mở rộng để mở đường cho việc tăng lãi suất, bởi vì "lạm phát ngày càng lan ra trên diện rộng và dai dẳng hơn”.
Trong khi đó, theo trang Market Watch, tỷ lệ lạm phát hằng năm của Đức trong tháng 3/2022 đã tăng với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước đó, đạt mức cao nhất kể từ mùa thu năm 1981, theo dữ liệu chính thức do văn phòng thống kê Đức Destatis công bố ngày 12/4. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,3% so với năm ngoái theo tiêu chuẩn của Đức và tăng 7,6% so với năm ngoái theo các tiêu chuẩn hài hòa của Liên minh châu Âu.
Còn theo dữ liệu chính thức được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 12/4, chỉ số giá tiêu dùng của nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1981. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,5% so với một năm trước đó, cao hơn mức dự báo 8,4% của Dow Jones. Đây là mức tăng giá chưa từng thấy kể từ thời kỳ lạm phát đình trệ diễn ra vào cuối những năm 1970, đầu thập niên 1980. Lạm phát cơ bản, tức không tính tới giá lương thực và năng lượng, tăng 6,5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 8/1982. Để “hạ nhiệt” lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 17/3 vừa qua đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018, và dự kiến sẽ tiếp tục có thêm các đợt nâng lãi suất khác trong năm nay và năm 2023.
"Chúng ta có thể đang ở trên đỉnh của một kỷ nguyên lạm phát mới", Agustín Carstens, người đứng đầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, nhận định, đồng thời lưu ý thêm rằng các yếu tố gây lạm phát có thể vẫn tồn tại thêm một thời gian.
Theo chiến lược gia thị trường toàn cầu Ambrose Crofton tại JPMorgan Asset Management, chiến sự tại Ukraine đã tạo ra cú sốc nguồn cung toàn cầu. Đáng nói, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. "Ngoài những tác động rõ ràng mà cuộc xung đột gây ra cho giá năng lượng toàn cầu, Nga còn là nước xuất khẩu nhiều hàng hóa quan trọng như kim loại công nghiệp và phân bón. Chính vì vậy, giá hàng hóa và thực phẩm có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, tạo sức ép lớn cho người tiêu dùng" - chuyên gia Crofton cảnh báo.
Tin bài liên quan

Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Thêm 4 mặt hàng nông sản Việt Nam được xuất chính ngạch sang Trung Quốc
Các tin bài khác

Trump 2.0: 100 ngày của những quyết sách gây chấn động toàn cầu

Tin quốc tế sáng 24/4: Ấn Độ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Pakistan; EU phạt Apple và Meta

Tin quốc tế sáng 23/4: Mỹ tái cơ cấu Bộ ngoại giao, Nga phát tín hiệu nhượng bộ trong đàm phán Ukraine

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?
Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

JVPF trao học bổng, tặng quà tại Bắc Giang
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử
Multimedia

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030
