Kim nghạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vượt ngưỡng 2 tỷ USD
Bỏ kiểm định ô tô nhập khẩu theo lô, giá xe có giảm? Ô tô nhập khẩu sẽ không phải kiểm định theo lô Ô tô nhập khẩu về nước tăng mạnh, giá vẫn cao |
Kim nghạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vượt ngưỡng 2 tỷ USD |
Theo báo cáo của Tổng Cục Hải quan, sau hơn 7 tháng đầu năm 2019 cả nước đã nhập khẩu hơn 90.000 xe ô tô nguyên chiếc các loại với kim ngạch 2,004 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh tới gần 4 lần và kim nghạch nhập khẩu cũng tăng tới 3,5 lần.
Dẫn đầu về lượng ô tô nhập khẩu về nước vẫn là xe con (dưới 9 chỗ) với 66.621 xe với trị giá 1,28 tỷ USD. Xếp sau lần lượt là ô tô vận tải với 20.950 xe (509 triệu USD) và xe trên 9 chỗ với 207 xe (6,9 triệu USD).
Như vậy, trị giá trung bình ô tô nhập khẩu về nước ước đạt hơn 22.200 USD/xe (khoảng 510 triệu đồng) thấp hơn đôi chút so với cùng kỳ năm ngoái là hơn 24.000 USD/xe (khoảng 550 triệu đồng).
Quốc gia dẫn đầu về lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam là Thái Lan và Indonesia khi 2 quốc gia ASEAN này chiếm khoảng hơn 80% lượng ô tô nhập về nước. Với lợi thế miễn thuế nhập khẩu theo cam kết của hiệp định FTA thì tương lai này đã được nhiều chuyên gia dự báo từ vài năm trước.
Ô tô nhập khẩu có doanh số khởi sắc trong năm 2019 - Ảnh B.H |
Đối với việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô cả nước cũng đã chi ra hơn 2,5 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này. Kim nghạch nhập khẩu phụ tùng, linh kiện luôn cao hơn nhập xe nguyên chiếc phần nào phản ánh đúng thực trạng của thị trường ô tô trong vài năm trở lại đây.
Tuy có số lượng nhập khẩu ồ ạt nhưng lượng ô tô nhập khẩu bán ra vẫn thấp hơn đôi chút so với xe lắp ráp trong nước.
Trước đó, báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) ghi nhận doanh số của các thành viên trong tháng 7/2019 sụt giảm nhẹ khoảng 3% so với cùng kỳ tháng 6/2019. Doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 26.666 xe, bao gồm 19.394 xe du lịch; 6.812 xe thương mại và 460 xe chuyên dụng.
So với cùng kỳ tháng trước, doanh số xe du lịch giảm 4%; xe thương mại tăng 2% và xe chuyên dụng giảm 21%. Xét về khía cạnh sản xuất, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 15.275 xe, giảm 5% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 11.391 xe, giảm tương đương khoảng 0,3%.
Tuy có đôi chút sụt giảm so với cùng kỳ tháng trước nhưng doanh số bán hàng cộng dồn trong năm 2019 vẫn tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Cộng dồn từ đầu năm 2019, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 7/2019 đạt 180.940 xe, tăng 22% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, xe ô tô du lịch tăng 35%; xe thương mại giảm 1,5% và xe chuyên dụng giảm 28% so với cùng kì năm ngoái.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi quy định của Nghị định 116/2017 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Trong đó, điều kiện nhập khẩu ô tô gây nhiều tranh cãi nhất kể từ khi ban hành nghị định 116/2017 là việc kiểm định xe nhập khẩu theo lô sẽ thay đổi bằng theo kiểu loại. Cụ thể, thay vì hình thức kiểm tra theo lô như quy định hiện hành, Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 116/2017 theo hướng các xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Việc bãi bỏ kiểm định theo lô phần nào sẽ giúp các mẫu xe nhập khẩu "dễ dàng" tiếp cận khách hàng hơn trước đây, cùng với đó sẽ khiến sự cạnh tranh giữa xe nhập khẩu và lắp ráp thêm khốc liệt. |
Bỏ kiểm định ô tô nhập khẩu theo lô, giá xe có giảm? Nghị định 116/2017 sẽ được sửa đổi, đáng chú ý là ô tô nhập khẩu sẽ không phải kiểm định theo lô thay vào đó ... |
Ô tô nhập khẩu sẽ không phải kiểm định theo lô Điều kiện nhập khẩu gây nhiều tranh cãi nhất kể từ khi ban hành nghị định 116/2017 sắp được điều chỉnh, dỡ bỏ. |
Ô tô nhập khẩu về nước tăng mạnh, giá vẫn cao Lượng xe ô tô nhập khẩu về nước trong tháng 7/2019 ước đạt 11.609 chiếc tăng mạnh tới hơn 10% so với cùng kỳ tháng ... |
Thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm ngay trước tháng 'ngâu' Sau nhiều tháng tăng trưởng thị trường ô tô trong nước bất ngờ sụt giảm nhẹ khoảng 3% so với tháng trước. |
Gian lận "made in Vietnam" để xuất khẩu Trước những chính sách thay đổi lớn về thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước tại nhiều nền ... |