Gian lận "made in Vietnam" để xuất khẩu
Xuất siêu 1,8 tỷ USD hàng hoá trong 7 tháng đầu năm 2019 Hàng hoá vận chuyển qua cảng biển tiếp tục tăng mạnh Ông chủ ASANZO "khoe" 20-30% trong tivi sản xuất tại Việt Nam? |
Hiện nay các nước trong khu vực và trên thế giới đã có những chính sách thay đổi lớn như tăng thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, trong hoạt động thương mại, đặc biệt các cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…. có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam. Mặt khác Việt Nam đã và đang chịu tác động bởi các Hiệp định thương mại tự do FTA, do đó hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao có khả năng sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản,…để lẩn tránh mức thuế suất cao do các nước này áp dụng. Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam, mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước tình hình diễn biến trên, vai trò quản lý, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan theo luật Hải quan là rất quan trọng nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ các nhà sản xuất Việt Nam, thu hút dịch chuyển luồng đầu tư vào Việt Nam sản xuất sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam, nâng cao tính tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ở góc độ công tác quản lý hải quan đối với hàng hóa giả xuất xứ C/O, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo đúng các cam kết quốc tế về ưu đãi thuế quan, thực hiện quản lý ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ngăn chặn hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp trong quá trình làm thủ tục hải quan và khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan.
Trăm nghìn phương thức gian lận xuất xứ hàng hóa của đơn vị nhập khẩu. Ảnh minh họa |
Thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, quản lý khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và kiểm tra sau thông quan, thanh tra của cơ quan hải quan đã phát hiện các phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa. Hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang website, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam”…
Chưa hết, lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để nhập khẩu các mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên thương hiệu để tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, có hình thức lợi dụng việc quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Đối với xuất xứ hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản xuất, gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng khi xuất khẩu khai xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam.
Cùng với đó là việc thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.
Cũng có chiêu thức hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba. Sử dụng C/O giả hoặc C/O không hợp lệ, khai sai xuất xứ hàng hóa để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do khi làm thủ tục hải quan.
Trong năm 2018, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan một số tỉnh, thành phố đã phát hiện và xử lý một số vụ việc nhập khẩu hàng hóa gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam, điển hình như công ty TNHH MTV Thương mại tổng hợp Bảo Tiến An nhập khẩu từ Trung Quốc 3.300 bộ khóa mang nhãn hiệu Khóa Việt Tiệp, 1.560 van bếp ga đã dán tem kiểm nghiệm của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh Việt Nam.
Hay vụ việc công ty TNHH XNK Trần Vượng, trong tờ khai hải quan có khai báo là Loa kết hợp với máy ghi và tái tạo âm thanh, hàng mới 100% có xuất xứ Trung Quốc, trị giá hàng hóa ghi trên theo khai là 10.217 USD tương đương 238.880.655đ.
Tuy nhiên khi cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa, phát hiện có 600 loa thùng kéo và 1.200 micro. Trên thùng carton và mocro có ghi tiếng Việt, nội dung: Loa NANOMAX; Công ty cổ phần xây dựng và điện tử Sơn Tùng, trụ sở Quận Tân Phú - thành phố Hồ Chí Minh; Made in Việt Nam. Công ty đã khai báo sai về tên hàng, công suất, số lượng, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. Hiện đang đề nghị khởi tố vụ án hình sự...
Loạt thủ tục hải quan mới vừa được Bộ Tài chính công bố là gì? |
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Chi cục hải quan và đồn biên phòng cửa khẩu |
Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có nhân sự mới |