Khoảng 90% nam giới gây ra các vụ TNGT do uống rượu bia
Trót uống rượu, bia lái xe sẽ không được bồi thường bảo hiểm? Trường Giang bị công an kiểm tra nồng độ cồn sau va chạm, to tiếng với người quay phim 2 tháng cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn |
Ngày 26/7, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UB ATGT Quốc gia), Hội An toàn giao thông Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Rượu châu Á Thái Bình Dương (APIWSA) và Diễn dàn Uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia "Công bố kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành bi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam".
Các chuyên gia chia sẻ kết quả nghiên cứu tại hội thảo. Ảnh: Minh Tuệ |
Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2012, ở Việt Nam có khoảng 26% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt ngưỡng cho phép. Theo UB ATGT Quốc gia, trong năm 2016, gần 40% các vụ TNGT xảy ra do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu bia.
Còn theo số liệu thống hê của CSGT trên toàn quốc, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn 4% tại TP HCM ở mức 5% và tỉnh Bình Dương là 12%. Nam giới gây ra 89-90% các vụ TNGT do uống rượu bia lái xe. Tai nạn thường xảy ra vào buổi tối (18h-24h) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Số vụ TNGT do người điều khiển xe máy uống rượu bia lái xe chiếm 70-90%.
Tuy nhiên, qua khảo sát, quan trắc hành vi tại một số nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm 68%.
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng ban KHCN Hội An toàn giao thông Việt Nam, Giám đốc Trung tâm GTVT trường ĐH Việt Đức |
Qua khảo sát, phân tích tâm lý các đối tượng bị TNGT do uống rượu bia lái xe cho thất một số nhận thức sai lầm của nạn nhân. Có người cho rằng "tôi nghĩ rằng lái xe máy sau khi uống rượu bia vẫn an toàn như mọi khi" và "đi quãng đường ngắn nên tôi nghĩ là an toàn".
Đặc biệt, những nạn nhân nghĩ mình vẫn "bình thường" đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn so với những nạn nhân cảm thấy "không bình thường" hoặc "bị say".
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp, đề xuất các chính sách để xiết chặt lại tình trạng uống rượu bia lái xe như: Áp dụng zero nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển xe máy (sửa Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ); Tăng cường công tác Kiểm tra nồng đôh cồn ngẫu nhiên, tăng mức phạt tiền và bổ sung các hình phạt mới.
Tăng cường dịch vụ taxi đưa người uống về nhà an toàn; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn; ứng dụng các phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh; ứng dụng khóa liên động trên phương tiện mô tô, xe máy.
Ngoài ra tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại của hành vi uống rượu lái xe và các biện pháp phòng tránh ở nhà trường các cấp.
Trót uống rượu, bia lái xe sẽ không được bồi thường bảo hiểm? Hầu hết các hãng bảo hiểm hiện nay đều có điều khoản miễn trừ đối với lái xe uống rượu, bia và vi phạm nồng ... |
Ngăn "tài xế uống rượu bia gây tai nạn": Đang ... nghiên cứu! TĐO - Rất nhiều đề xuất và giải pháp tăng nặng hình phạt với tài xế uống rượu bia gây tai nạn. Tuy nhiên, tất ... |
Say rượu vẫn lái xe: Cánh đàn ông nói gì? Say rượu vẫn lái xe không đơn thuần là vấn đề mà các nhà làm luật phải quan tâm mà nó thực sự trở thành ... |