Ngăn "tài xế uống rượu bia gây tai nạn": Đang ... nghiên cứu!
Video: "Ma men" gây TNGT chết người xử tội nào cho đúng? Sau liên hoan họp lớp, tài xế Mercedes tông chết 2 người ở hầm Kim Liên Tài xế đâm nữ công nhân tử vong: Mơ màng tại cơ quan công an |
Vì sao tai nạn giao thông do rượu bia liên tục xảy ra? |
Sáng 3/5, tại cuộc tọa đàm Cách nào ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tai nạn giao thông? do Báo Giao thông tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện Cục CSGT đã phân tích, làm rõ và tiếp tục đề xuất một số giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn thực trạng tài xế uống rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo ông Khuất Việt Hùng,Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: "Những người sau khi say rượu, họ không còn là con người như trước khi uống. Sau khi uống, họ không kiểm soát được hành vi, suy nghĩ của mình.
Cũng theo ông Hùng: "Trong vụ tai nạn nghiêm trọng mới đây tại Hầm Kim Liên khiến 2 người tử vong, tôi biết thông tin cơ bản về người lái xe gây ra tai nạn, về nhân thân của anh ta. Tôi nói anh ấy là người tốt, trước khi anh ấy uống rượu. Vì lúc bình thường, bình tĩnh, kiểm soát được hành vi anh ấy là người tốt. Sau khi anh ta uống rượu, lái xe gây tai nạn chết người, thì một người tốt đã thành kẻ giết người. Tôi muốn dùng từ "giết người" trong trường hợp này.
Ông Hùng cho biết, nghị quyết 88 ngày 23/8/2011 thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ để thực hiện các quy định pháp luật trong đó có Luật GTĐB 2008, quy định rõ tại khoản 8, điều 8, người lái xe ô tô chuyên dùng tuyệt đối không được có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Người lái xe máy chỉ được phép có nồng độ cồn là 0,50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở.
Nghị quyết 88 đưa giải pháp phòng chống và xử lý vi phạm nồng độ cồn là giải pháp hàng đầu. Chúng ta thực hiện khá mạnh, khá đều tay, liên tục trong từng ấy năm. Hiện chúng ta chưa có thống kê chính thức để có con số cụ thể số vụ tai nạn giao thông và số người chết do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.
Nhưng nếu lấy con số hơn 11.400 người chết vì tai nạn giao thông vào năm 2011 và con số hơn 8.248 vào năm ngoái thì tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm đáng kể.
Có nhiều lý do tai nạn giao thông giảm, nhưng chắc chắn trong đó có nguyên nhân từ việc chúng ta đã thực hiện tốt quy định pháp luật về tuyên truyền, phòng chống vi phạm nồng độ cồn.
Lạm dụng rượu bia khi lái xe cần cho chế tài mạnh mẽ hơn nữa |
Cũng tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị Diễn đàn Oto+, chia sẻ: "Theo tôi cần tìm biện pháp răn đe, ngăn chặn tài xế uống rượu. Quan trọng là phải phòng ngừa, ngăn chặn tài xế sử dụng rượu bia mà vẫn lái xe. Còn khi xảy ra tai nạn đã có pháp luật xử lý. Với tư cách một người tham gia giao thông tôi có quyền đề nghị phải bảo vệ tôi khi tham gia giao thông."
Hiện công tác tuyên truyền đầy đủ rồi, pháp luật có quy định rồi nhưng tôi chưa thấy vụ nào được xử ngã ngũ. Vì thế, theo tôi cần có chế tài đủ sức răn đe. Vi phạm nồng độ cồn phạt từ 16- 18 triệu đồng là mức phạt rất nặng nhưng sao vi phạm vẫn xảy ra. Theo tôi, tại sao chỉ phạt có 16- 18 triệu trong khi ở nước ngoài người vi phạm còn bị đi tù, phạt tiền, tịch thu bằng lái vĩnh viễn….
Thậm chí khi tôi thông báo đi tham dự buổi toạ đàm có hàng nghìn commnent đưa ra các giải pháp xử phạt. Trong đó, các giải pháp tập trung mạnh vào phạt tiền. Luật đã có, CSGT làm đúng nói không với việc alo, xin xỏ, không có ngoại lệ với bất cứ trường hợp nào.
Đồng quan điểm với ông Thắng, ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết thêm: "Tôi cơ bản đồng tình với ý kiến của ông Thắng. Các nước trên thế giới xử phạt hành chính rất nghiêm để ngăn chặn, phòng ngừa từ xa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như cấm, đánh thuế cao, quy định tuổi, giờ sử dụng. Chúng ta nên tiếp thu và học tập."
Nhiều chuyên gia trong buổi hội thảo đều đồng tình về việc tăng nặng hình phạt đối với người lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông đặc biệt là lái xe ô tô.
Vấn đề tước GPLX vĩnh viễn, tịch thu phương tiện giao thông là một trong những giải pháp chúng ta có thể áp dụng. Hiện theo quy định, ngoài phạt tù 15 năm còn có hình phạt bổ sung cấm hành nghề 5 năm để chấm dứt việc người vi phạm tham gia giao thông. Còn việc cấm vĩnh viễn, các cơ quan quản lý sẽ tính toán. Còn việc tịch thu phương tiện, luật đã quy định có thể tịch thu khi gây tai nạn.
Hiện luật Hành chính, luật Dân sự quy đinh người vi phạm phải khắc phục thiệt hại do họ gây ra. Đó cũng là những quy định hỗ trợ ngoài hình phạt tù.
Cộng đồng đang kêu gọi chung tay để đẩy lùi hậu quả của việc sử dụng rượu bia khi lái xe |
Nhiều chuyên gia đáng giá rằng để giảm thiểu vấn đề này về lâu dài, phải thay đổi văn hoá uống rượu. Cần quản lý như thế nào, làm sao cho người dân khó tiếp cận rượu bia hơn, quy định độ tuổi, thời gian, mức độ uống rượu bia. Việc nâng mức xử phạt rất cần, nhưng đến mức nào cũng nên cân nhắc hợp lý.
Kết thúc buổi toạ đàm rất nhiều ý kiến tán đồng việc sẽ tăng nặng hình phạt đối với việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, do vướng mắc nhiều thủ tục cũng như xem xét các vấn đề pháp ký nên hầu như các giải pháp đã và đang được bàn bạc vẫn chưa thể thực hiện mạnh mẽ.
Nhiều giải pháp hay và mạnh tay hiện vẫn chỉ đang trong giai đoạn "nghiên cứu" khiến thực trạng lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông vẫn đang ngày ngày diễn ra và gây những hậu quả đau lòng!
Khởi tố vụ xe Mercedes đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên Liên quan đến vụ xe Mercedes gây tai nạn khiến 2 phụ nữ tử vong ở hầm Kim Liên (Hà Nội), cơ quan công an ... |
Nghỉ lễ 30/4, hàng trăm ca cấp cứu tai nạn giao thông do bia rượu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận trung bình khoảng 150 ca ... |
Sau bia rượu là những vụ tai nạn chết người Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, trên địa bàn Hà Nội và Quy Nhơn đã xảy ra liên tiếp 3 vụ TNGT nghiêm trọng khiến ... |