Khai mạc Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022
Thành Luân 07/07/2022 06:11 | Bốn phương kết nghĩa
![]() |
Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - phát biểu khai mạc Hội nghị (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Hội nghị được tổ chức với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các tổ chức thành viên ở Trung ương, Liên hiệp hữu nghị ở địa phương cùng đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tại Hội nghị này, các đại biểu sẽ nghe báo cáo về tình hình thế giới, khu vực, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, công tác đối ngoại nhân dân và về mô hình tổ chức liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương; thảo luận nhóm về dự thảo Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW; nhiệm vụ và giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới và xây dựng hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam vững mạnh, hoạt động hiệu quả.
![]() |
Hơn 200 đại biểu toàn quốc tham dự Hội nghị (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Hội nghị là dịp để toàn hệ thống Liên hiệp hữu nghị cũng như từng tổ chức thành viên đánh giá lại hoạt động, xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động triển khai công tác đối ngoại nhân dân.
![]() |
Phó Bí thư thường trực tỉnh Cao Bằng Triệu Đình Lê và Đại sứ Nguyễn Phương Nga tham quan khu trưng bày của Hội nghị (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Kết quả của Hội nghị còn giúp cơ quan thường trực tổng hợp, tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương; thể chế hoá các chỉ thị của Đảng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức, bộ máy, cán bộ, bảo đảm cho hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương và địa phương.
![]() |
Hội nghị thu hút nhiều tham luận của các đại biểu (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Trước đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2022. Nhiều kết quả khả quan đã được chia sẻ tại đây, như: Công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị tăng về số lượng và chất lượng hoạt động; công tác phi chính phủ nước ngoài đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, kết hoạch đề ra; công tác tham mưu, nghiên cứu tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt; công tác nội bộ được tăng cường, củng cố...
Thời đại sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tiếp theo...
Tổ chức Lễ dâng hương tại đền thờ Bác Hồ tại Pác Bó Nhân dịp Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022 được tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, ngày 6/7, đoàn đại biểu tham dự Hội nghị do Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - làm trưởng đoàn đã thăm di tích Pác Bó và thắp hương, báo công tại đền thờ Bác Hồ tại Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
Tại đây, các thành viên của đoàn đã dâng hương và hứa học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng và phong cách của Bác; không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện, nỗ lực vượt qua khó khăn, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đoàn kết một lòng xây dựng hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh. |
Đáng chú ý
Khám phá kiến trúc chùa Khmer độc đáo ở Trà Vinh

Bài viết mới
Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Israel

200 đại biểu Việt Nam-Lào-Campuchia tham gia Liên hoan thiếu nhi 3 nước

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |