Huy động gần 80.000 tỷ đồng của người dân, cộng đồng vào xây dựng nông thôn mới
Quang cảnh Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. |
Ngày 14/9, tại Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo Bộ NN&PTNT, đến tháng 7/2019, cả hai vùng có 874/1.731 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM; trong đó, vùng ĐNB có 311/445 xã và ĐBSCL có 563/1.286 xã đã được công nhận đạt chuẩn. Hai vùng có 30 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM (vùng ĐNB: 18, vùng ĐBSCL: 12).
Đến nay, vùng ĐNB hầu hết xã có đường giao thông đến huyện, đường trục xã; 98% đường trục thôn được bê tông, nhựa hóa…Còn, vùng ĐBSCL 97% số xã có đường đến huyện, 96,5% đường trục xã được bê tông, nhựa hóa; trên 91% số xã có đường trục thôn được rải nhựa, bê tông. Trong giai đoạn 2010 - 2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình của 2 vùng đạt 932.498 tỷ đồng, cao nhất cả; trong đó, ngân sách đối ứng của địa phương 81.481 tỷ đồng; vốn huy động từ người dân và cộng đồng 79.553 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn được các địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, đã và đang hỗ trợ tốt cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống, sinh hoạt cho người dân ở nông thôn…
Biến đổi khí hậu tác động lớn đến sản xuất nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long |
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT việc xây dựng NTM của 2 vùng nhìn chung cũng còn hạn chế, như: chưa phản ánh hết tiềm năng, lợi thế và một số tỉnh có dấu hiệu chững lại; cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối; tiêu thụ nông sản thiếu bền vững; năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai chưa được cải thiện…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả xây dựng NTM của vùng ĐBSCL và ĐNB trong việc tác động tích cực đến cơ cấu sản xuất, lao động khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân về vật chất, tinh thần và đẩy mạnh công tác giảm nghèo. “Điều đáng mừng là cho đến 2017, tất các tỉnh, thành của 2 vùng đều không còn nợ đọng về xây dựng NTM.” - Phó Thủ tướng đánh giá.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị các tỉnh, thành của 2 vùng cho nghiên cứu cho ý kiến thêm về các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện xây dựng NTM trong thời gian tới. “Về các nhiệm vụ trong thời gian tới thì tôi đề nghị chúng ta không được phép chủ quan, thỏa mãn. Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chúng ta phải đi vào thực chất chứ không phải đếm số xã đạt chuẩn mà tính” - Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ lưu ý.
Xem thêm
Đồng Tháp: Triển khai thí điểm mô hình Làng nông thôn mới của Hàn Quốc Đoàn công tác Quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới (SGF) của Hàn Quốc vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng ... |
Địa phương đầu tiên của ĐBSCL công bố kế hoạch tăng cường khả năng chống chịu Kế hoạch là kết quả của hơn 2 năm làm việc của các đối tác có liên quan ở khu vực công tư, cộng đồng ... |
Cần có chính sách "đặc thù" phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phát triển giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế; trong đó, nổi bật ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần nhiều đột phá đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững TĐO- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng ĐBSCL có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển chung của ... |
Đồng bằng sông Cửu Long lần đầu đạt kim ngạch xuất khẩu 17,5 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2018 đã lần đầu chạm mốc 17,5 tỷ USD, cao nhất từ ... |