Hơn 6.500 người sẽ được nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai
Được thực hiện từ tháng 10 tới tháng 12/2022 tại 4 xã thuộc hai huyện Hướng Hóa, Quảng Trị và Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận và 3 phường ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án FBEA-SEA do Tổ chức Plan International Việt Nam (Plan) phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị, CARE Quốc tế tại Việt Nam (CARE) và các đối tác, với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Viện trợ Nhân đạo và Bảo vệ Dân sự - Ủy ban Châu Âu (ECHO).
Tại Việt Nam, và đặc biệt tại các tỉnh miền Trung, hàng năm lũ lụt gây ra thiệt hại về nhân mạng và tài sản. Các tổ chức quốc tế và trong nước đã có nhiều nỗ lực giảm thiểu tác động của lũ lụt nói riêng và thiên tai nói chung – vốn ngày càng tăng về cấp độ và quy mô.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình hình biến đổi khí hậu đã gây ra những diễn biến khó lường trong thời tiết. Người dân trong tỉnh thường xuyên phải đối mặt và chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, trong khi diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ ngày càng mạnh hơn rõ rệt.
Những nỗ lực để cứu trợ và phục hồi cuộc sống hậu thiên tai thường tốn kém chi phí cũng như đòi hỏi nhiều nỗ lực kịp thời. Thay vì giải ngân sau khi thiên tai diễn ra, cơ chế hành động sớm và giải ngân sớm cho hộ gia đình và cộng đồng dựa trên trên khung thời gian cảnh báo do các nhà khoa học đưa ra, việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ nhân đạo sẽ hiệu quả hơn nhiều và cùng lúc nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai.
Tại Việt Nam, và đặc biệt tại các tỉnh miền Trung, hàng năm lũ lụt gây ra thiệt hại về nhân mạng và tài sản |
Ở quy mô ngoài Việt Nam, dự án (FBEA SEA) sẽ thúc đẩy thực hiện các hành động sớm trên cơ sở dự báo nhằm giúp các quốc gia Đông Nam Á chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai có hiệu quả, với bằng chứng là các nỗ lực điển hình được thực hiện tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Thành, Quản lý Nhóm dự án từ CARE cho biết “Củng cố năng lực cho chính quyền địa phương và cộng đồng nhằm ứng phó, thích ứng với rủi ro thiên tai, đặc biệt có cơ chế hành động sớm dựa trên dự báo thiên tai là những ưu tiên chiến lược của CARE trong giai đoạn 2021-2025. CARE tin tưởng rằng sự phối hợp giữa các tổ chức và các bên đối tác sẽ mang lại những tác động tích vực và bền vững cho cộng đồng, nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai và xây dựng cuộc sống an toàn hơn”.
Được biết, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tập trung vào việc tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả các chỉ đạo đối với công tác phòng chống thiên tai. Cùng với đó, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời và độ tin cậy; ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai, hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng và các cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng chống thiên tai; nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai từ Trung ương đến cơ sở; phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng đã tiến hành trang bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát phục vụ chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai, đặc biệt đối với các loại thiên tai lớn, xảy ra trên diện rộng như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai; bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ODA và nguồn dự phòng ngân sách hàng năm để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó ưu tiên xử lý dứt điểm các công trình khẩn cấp, xung yếu, khắc phục hậu quả thiên tai.