Hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ở Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới với địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có trên 182 km đường biên tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố với 152 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã, phường, thị trấn vùng DTTS và MN; tỉnh có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 66,2% dân số.
Kết quả nổi bật
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (gọi tắt là Chương trình MTQG). Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tăng tốc, tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhằm sớm đưa chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen cho 50 cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN, giai đoạn 2021 - 2023. |
Đánh giá về thuận lợi của Lào Cai trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, với sự quyết tâm, lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Lào Cai, sự giám sát, đồng hành của HĐND tỉnh Lào Cai; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội; cấp uỷ, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Lào Cai đã ban hành các kế hoạch thực hiện cho cả giai đoạn và hàng năm; chủ động kịp thời ban hành các quy định, hướng dẫn tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG tại cơ sở.
Để những chính sách sớm đi vào cuộc sống, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực cho bà con DTTS và MN. Tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 15/8/2022 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 15/8/2022 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN năm 2022.
Đánh giá kết quả năm 2022, Lào Cai có 25/29 chỉ tiêu thực hiện Chương trình MTQG đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt có một số mục tiêu vượt cao so với kế hoạch như: Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi năm 2022 là 7%, vượt 1 điểm % so kế hoạch trung ương giao; 04 xã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, vượt 4 xã so với kế hoạch (KH); Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học trung học phổ thông đến trường (bao gồm THPT; giáo dục thường xuyên; học nghề) đạt 68,8%, vượt 5,8 điểm % so với KH; Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%, vượt 2,7 điểm % so với KH; Tỷ lệ phụ nữ sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự giúp đỡ của cán bộ y tế đỡ đạt 89,8%, vượt 2,8 điểm % so với KH.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Lào Cai đã sát sao quyết liệt, chủ động chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiều lần rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, tổ chức nhiều cuộc họp của lãnh đạo UBND tỉnh với các sở, ngành, địa phương; tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi triển khai Chương trình MTQG. Theo đó, kết quả giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN trên địa bàn tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2023 đã giải ngân 162.091 triệu đồng; trong đó: Vốn đầu tư giải ngân 148.853 triệu đồng. Vốn sự nghiệp giải ngân 13.238 triệu đồng.
Ngày 04/8/2023, tại xã Thào Chư Phìn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Si Ma Cai (Lào Cai) tổ chức Chiến dịch truyền thông “Cải tạo phong tục tập quán lạc hậu”. |
Theo UBND huyện Bắc Hà (Lào Cai): Để triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Bắc Hà, giai đoạn 2021 - 2025 đã được thành lập. Ban chỉ đạo đã ban hành Chương trình công tác trọng tâm; Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo huyện; chỉ đạo các xã thành lập Ban Chỉ đạo xã, Ban Quản lý xã và các Ban Phát triển thôn, đảm bảo việc quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG trên địa bàn huyện.
Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai thường xuyên, liên tục nhằm huy động sức mạnh tổng hợp từ huyện đến cơ sở, phát huy tính chủ động của người dân trong quá trình tổ chức, thực hiện Chương trình. Tính đến hết năm 2022, 100% đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; trên 98% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 96,46% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông; 95% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; 93,3% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; Trên 74,9% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố. Công tác đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là các DTTS tại chỗ, từng bước tiến tới bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương…
Từng bước tháo gỡ khó khăn
Theo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai bên cạnh thuận lợi, thì cũng còn khó khăn khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ở một số dự án như: Dự án 1: Gải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Tiểu dự án 1, Dự án 3: Tiểu dự án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề đối với phụ nữ và trẻ em;…
Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG, ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Thời gian qua, Tỉnh ủy – HĐND - UBND tỉnh Lào Cai và các cấp, ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc. Tỉnh thường xuyên họp, nắm tiến độ, thực hiện từng phần việc với phương châm “không chờ chung, dễ làm trước, khó làm sau, linh hoạt trong phân bổ các nguồn vốn, phân kỳ thực hiện các công việc”.
Từ ngày 27/6 đến 11/7/2023, Phòng Dân tộc huyện Bát Xát (Lào Cai) phối hợp với UBND các xã trên địa bàn hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt cho 286 hộ nghèo là người DTTS, thuộc 19 xã của huyện Bát Xát. |
“Nhìn chung việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số năm 2023 được tỉnh Lào Cai thực hiện đồng bộ, quyết liệt với sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên kết quả thực hiện giải ngân nguồn vốn Chương trình còn chậm và nhiều hạn chế, chủ yếu là do các quy định chưa đồng bộ để triển khai thực hiện.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu sửa đổi một số nội dung quy định của Nghị định số 27/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 15/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư số 02/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc”, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc cho biết thêm.
Có thể thấy, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 của tỉnh Lào Cai có đóng góp quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước;…
Tặng Bằng khen cho 50 cá nhân tiêu biểu Mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Giai đoạn 2021 - 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã triển khai tới Ủy ban MTTQ các cấp chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành liên quan triển khai thực hiện và giám sát chương trình đạt kết quả, mục đích, yêu cầu đặt ra, góp phần đưa 25/29 chỉ tiêu thực hiện chương trình toàn tỉnh đạt và vượt kế hoạch. Ủy ban MTTQ các cấp đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, Ủy ban MTTQ các cấp đã tổ chức 671 buổi tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền các nội dung chủ yếu của chương trình cho gần 69.000 lượt người tham gia. Cùng với đó là thực hiện tốt nhiệm vụ “Mặt trận lắng nghe Nhân dân nói”, đa dạng hóa các kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng, hiến kế của đồng bào DTTS và nhân dân, phản ánh định kỳ và đột xuất để các cơ quan Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết. Đến nay, MTTQ các cấp đã tổ chức hơn 1.500 lượt nắm tình hình Nhân dân, tổ chức 40 cuộc đối thoại trực tiếp với Nhân dân. Nhân dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tặng Bằng khen cho 50 cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN, giai đoạn 2021 - 2023. |
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai Thời gian qua, với vai trò và trách nhiệm của mình, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; tạo sự đồng thuận, xây dựng xóm, bản đoàn kết, bình yên, phát triển. |
Hiệu quả tốt từ mô hình tự quản về an ninh trật tự ở xã biên giới Quang Kim Được hình thành từ thực tiễn tại cơ sở, các mô hình tự quản về an ninh trật tự (ANTT) tại xã biên giới Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đảm bảo ANTT, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho thôn, bản khu vực biên giới phát triển kinh tế, xã hội; góp phần xây dựng vùng biên hoà bình, hữu nghị và phát triển. |
Bát Xát góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển Thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai làm tốt công tác đối ngoại theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Do đó, đường biên, mốc giới được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. |
Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai Thời gian qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Góp phần tạo sự đồng thuận, tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành tốt các quy định về pháp luật của Nhà nước, tăng cường ý thức tự giác bảo vệ an ninh, trật tự trong khu dân cư và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào các dân tộc. |