Hiệu quả tốt từ mô hình tự quản về an ninh trật tự ở xã biên giới Quang Kim
Lào Cai mong muốn Quỹ UNICEF tiếp tục hợp tác về giáo dục, y tế Đây là chia sẻ của ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - tại buổi tiếp xã giao bà Mathilde - Hoàng hậu Bỉ, Chủ tịch danh dự Quỹ UNICEF Bỉ, hôm 10/5. |
Hội đàm giữa Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai và Đoàn đại biểu châu Hồng Hà Sáng 30/5, tại thành phố Lào Cai diễn ra buổi Hội đàm giữa Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Đoàn đại biểu châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). |
Quang Kim là xã biên giới vùng thấp huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), có đường biên giới dài 5,2km, tiếp giáp với châu Hồng Hà, huyện Hà Khẩu, Vân Nam,Trung Quốc; Xã có 2 thôn biên giới Làng Hang, An Quang. Hiện nay trên địa bàn xã Quang Kim chủ yếu có 7 dân tộc thiểu số sinh sống gồm các dân tộc: Giáy, Dao, Mường, Tày, Nùng, Phù Lá, Thái.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Quang Kim đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong việc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình an ninh trật tự (ANTT) được áp dụng đã góp phần tích cực xây dựng vùng biên hoà bình, hữu nghị và phát triển; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho thôn, bản khu vực biên giới phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên thoát nghèo.
Chúng tôi về Quang Kim (huyện Bát Xát – Lào Cai) những ngày này có thể nhận thấy đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa sạch đẹp dẫn vào tận từng nhà đồng bào dân tộc Giáy, Dao… Nhiều ngôi nhà nhà ngói đỏ và nhà kiểu biệt thự mái Thái ngự giữa màu xanh cây trái, màu xanh của vườn rừng Tre, măng Bát độ, Chuối cao sản dọc theo những sườn đồi. Dưới chân đồi là những thửa ruộng xen lẫn ao, đầm nuôi cá, tôm… Có thể thấy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Quang Kim ngày nay không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Các lực lượng của xã Quang Kim (huyện Bát Xát- Lào Cai) phối hợp tuần tra bảo vệ đường biên mốc giới trên địa bàn xã. |
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) cho biết: Xã Quang Kim hiện có 9 mô hình tự quản về an ninh, trật tự, gồm: “Tổ tự quản đường biên, mốc giới”; “Tổ tự quản Thôn, bản không có tệ nạn xã hội”; “Dòng họ Vương tự quản về ANTT”; “Dòng họ Vàng tự quản về ANTT”; “Thôn bản bình yên gia đình hạnh phúc”; “Dòng họ Hù tự quản về ANTT”; “Hội đồng hương Lý Nhân gia đình hạnh phúc”; mô hình “Móc khóa an ninh”; mô hình “Camera an ninh”.
Thực tế cho thấy, từ khi các mô hình tự quản về ANTT trên địa bàn xã Quang Kim đi vào hoạt động, thành viên các tổ tự quản tăng cường tuyên truyền, vận động nên người dân trên địa bàn đã nâng cao tính chủ động tham gia giữ gìn ANTT. Đặc biệt, mô hình dòng họ tự quản về ANTT đã góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã. Đối với nhiều công việc quan trọng, các trưởng dòng họ là người có uy tín, có tiếng nói, được bà con trong dòng họ tin tưởng nên thuận lợi cho công tác tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Phát huy vai trò người có uy tín là trưởng họ
Chúng tôi về Làng Kim (xã Quang Kim – Bát Xát) hỏi thăm đến nhà ông Vàng Văn Phủ; người dân nơi đây cho biết chúng tôi bầu ông Vàng Văn Phủ là người có uy tín thôn Làng Kim nhiều năm nay, bởi: Ông Phủ rất tích cực tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, tiên phong trong phát triển kinh tế, tận dụng vườn, ao, chuồng để trồng trọt và chăn nuôi xóa đói, giảm nghèo. Ông Phủ đã chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm cho con cháu và nhiều hộ gia đình trong Làng Kim tận dụng diện tích mặt nước nuôi tôm, ếch, kết hợp thả cá, giá trị thu nhập cao gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa. Ông Vàng Văn Phủ cùng với các thành viên trong dòng họ Vàng ở làng Kim tích cực tham gia phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.
Chia sẻ với chúng tôi về hiệu quả của mô hình “Dòng họ Vàng tự quản về ANTT”, ông Vàng Văn Phủ, sinh năm 1962, dân tộc Giáy, người có uy tín của thôn Làng Kim, Trưởng dòng họ Vàng làng Kim, xã Quang Kim (huyện Bát Xát – Lào Cai) cho biết: Tháng 12 năm 2012 được sự quan tâm của cấp có thẩm quyền, mô hình “Dòng họ Vàng tự quản về ANTT” thôn Làng Kim chính thức được thành lập. Hiện nay, dòng họ Vàng có 28 hộ với 126 khẩu sống tập trung tại thôn Làng Kim, xã Quang Kim.
Từ khi mô hình “Dòng họ Vàng tự quản về ANTT” được thành lập, hằng năm, dòng họ Vàng đều tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ vào đầu năm và đến cuối năm có đánh giá tổng kết. Tại buổi tổng kết, hộ gia đình nào trong dòng họ chấp hành tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng trước dòng họ và ngược lại, hộ gia đình nào thực hiện chưa tốt các quy định đề ra sẽ bị nhắc nhở và yêu cầu khắc phục.
Các thành viên trong dòng họ Vàng đều quan tâm, giáo dục con em của mình tránh các tệ nạn xã hội, giữ gìn đạo đức và truyền thống của gia đình, dòng họ; động viên con cháu tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về đường lối chính sách, pháp luật; đưa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nên đời sống kinh tế của từng gia đình trong dòng có nhiều khởi sắc. Đời sống của các hộ trong họ ngày càng được nâng cao số hộ giàu và khá năm 2022 là 26 hộ, hộ cận nghèo 2 hộ.
Ông Vàng Văn Phủ, dân tộc Giáy, người có uy tín của thôn Làng Kim, Trưởng dòng họ Vàng làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát (bên trái) trao đổi với phóng viên. |
Các hộ gia đình trong dòng Vàng học tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Theo đó, thành viên dòng họ Vàng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không những trong nội bộ mà còn với bà con nhân dân trong thôn và các dòng họ khác trên địa bàn xã. Đúng như bản giao ước thi đua giữa các dòng họ và cam kết của các hộ dân trong dòng họ nhiệt tình hưởng ứng các phong trào vận động ủng hộ: quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa…chung tay cùng bà con trong thôn đội giúp đỡ các hộ nghèo, các hộ gặp khó khăn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Cùng với đó, dòng họ Vàng cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an xã và các ngành đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong thôn, làng, nội dung tập trung vào các quy định về chính sách pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm như: Luật phòng chống ma túy; Luật Giao thông đường bộ; Luật phòng cháy,chữa cháy; về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ…
“Thời gian qua, dòng họ Vàng đã hoàn thành tốt tự quản về ANTT, thể hiện vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và tạo được sự chuyển biến rõ nét, tác động tích cực, góp phần ngăn ngừa, đấu tranh kiềm chế, làm giảm nhiều loại tội phạm thúc đẩy các mô hình tự quản về an ninh trật tự khác trên địa bàn xã hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh kiềm chế, làm giảm nhiều loại tội phạm”, ông Vàng Văn Phủ nhấn mạnh.
Có thể thấy, trên xã biên giới của huyện Bát Xát và các địa bàn vùng cao khác của tỉnh Lào Cai, không thể không nhắc tới vai trò to lớn của các già làng, trưởng thôn, bản, trưởng dòng họ trong việc thúc đẩy hoạt động bền vững, hiệu quả của phong trào dòng họ tự quản, tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương; góp phần xây dựng vùng biên hoà bình, hữu nghị và phát triển.
Độc đáo nghi lễ Then Khoăn của người Tày, Lào Cai Nghi lễ Then Khoăn còn gọi là Then Cầu thọ là một trong những nghi thức làm Then khá đặc biệt của người Tày ở Văn Bàn, Lào Cai. |
Hơn 500 người tham gia Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9 tại Sa Pa Ngày 24/6, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Vệt Nam, Liên đoàn Yoga Việt Nam tổ chức Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9 năm 2023 tại khu vực Sân ga cáp treo Fansipan, thị xã Sa Pa. Chương trình này có trên 500 người đến từ 25 câu lạc bộ Yoga trong nước và quốc tế tham gia. |
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai Thời gian qua, với vai trò và trách nhiệm của mình, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; tạo sự đồng thuận, xây dựng xóm, bản đoàn kết, bình yên, phát triển. |