Giới học giả Séc đánh giá cao phát biểu của Chủ tịch nước tại Liên hợp quốc
Chủ tịch nước tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về chấm dứt đại dịch
Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trưa 22/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chấm dứt đại dịch COVID-19.
|
Thủ tướng Séc: Cộng đồng người Việt là bộ phận của xã hội Séc, đóng góp thiết thực vào sự phát triển nước sở tại
Ngày 4/9, Đoàn lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Séc do Thủ tướng Andrej Babis dẫn đầu đã có buổi thăm và gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam trên toàn Cộng hòa Séc tại Trung tâm Thương mại Sapa ở thủ đô Prague. Chương trình do Hội người Việt Nam tại Séc phối hợp với Văn phòng Chính phủ Séc tổ chức.
|
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Giới chuyên gia, học giả Séc đã đánh giá cao các nội dung phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại khóa họp 76 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, nhất là những sáng kiến và đề xuất của Việt Nam tại Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng về chủ đề hướng tới phục hồi sau đại dịch COVID-19 và tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về an ninh khí hậu.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Praha, chuyên gia Séc nêu rõ những vấn đề cấp bách chung của cộng đồng quốc tế như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống đòi hỏi phải có sự hợp tác và nỗ lực chung của các quốc gia để giải quyết.
Nội dung phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò và nâng tầm vị thế của Việt Nam, góp phần tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác đa phương giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức chung vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Tiến sỹ Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles (Cộng hòa Séc), nhận định Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu sâu sắc tại Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Theo Tiến sỹ Hosoda, phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập toàn diện và sâu sắc về những thành tựu của Việt Nam, song cũng chỉ ra những thách thức Việt Nam phải đối mặt và nhiệm vụ cần giải quyết cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.
Đặc biệt, Tiến sỹ Hosoda đánh giá cao việc Chủ tịch nước Việt Nam đã nêu bật và đề cao tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác đa phương trong ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Điều này phù hợp với xu thế vận động đa cực của thế giới hiện nay, giúp Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại đa phương và đa tầng, đồng thời đóng góp vào sự ổn định của khu vực và thế giới.
Tiến sỹ Hosoda cho rằng, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với Liên hợp quốc trên cương vị là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, thể hiện được cam kết của Việt Nam là “Đối tác vì hòa bình bền vững.”
Đặc biệt trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021 vừa qua, Việt Nam đã điều hành khối lượng công việc lớn, tổ chức thành công 27 sự kiện chính thức, thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua 12 văn kiện, nghị quyết, qua đó thể hiện vai trò của Việt Nam trong duy trì sự đồng thuận, đoàn kết giữa các ủy viên Hội đồng Bảo an.
Vai trò Chủ tịch và sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an đã tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại trong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột.
Tiến sỹ Hosoda đề cao việc Việt Nam thể hiện quyết tâm mạnh mẽ cùng ASEAN nỗ lực góp phần duy trì trật tự thế giới dựa trên các quy tắc và luật pháp quốc tế.
Điều này giúp thúc đẩy nhận thức và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; thực thi đầy đủ Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng đến hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực.
Việc Việt Nam kiên trì, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình có ý nghĩa quan trọng góp phần ngăn ngừa xung đột vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã chuyển mình cùng với nhiều thành tựu phát triển về kinh tế-xã hội đáng khâm phục.
Từ một đất nước bị ảnh hưởng do hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam ngày càng có vị thế và vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới. Để ứng phó hiệu quả với các thách thức, Việt Nam cần chú trọng tăng cường hiệu quả các kênh hợp tác song phương và đa phương, nhất là với các đối tác có lợi ích chung để các nước này tích cực tham gia đóng góp vào nền hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á cũng như ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Cùng chia sẻ về bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng như những sáng kiến và đề xuất của Việt Nam tại Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tiến sỹ Jan Hornat, chuyên gia về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Đại học Tổng hợp Charles, cho rằng phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho thấy Việt Nam là hình mẫu một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, tích cực tham gia đóng góp vào nỗ lực chung ứng phó với các thách thức toàn cầu của cộng đồng quốc tế.
Tiến sỹ Hornat đánh giá cao bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã lên án mọi hành động áp đặt cường quyền, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế là những thành tố then chốt của trật tự thế giới, cần được thượng tôn trong quan hệ quốc tế cũng như trong việc giải quyết các thách thức chung toàn cầu, trong đó vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Điều đó cho thấy Việt Nam tích cực và nêu cao trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Trong khi đó, nhà báo Alex Svamberg, chuyên gia bình luận các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương của báo Tin tức Séc (Novinky.cz), đánh giá cao và cho rằng việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập Việt Nam hướng tới trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21 đồng thời thực hiện các chương trình hành động xanh, phát triển bền vững cho thấy Việt Nam mong muốn trở thành nước phát triển và có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các nội dung phát biểu của Chủ tịch nước cũng giúp thúc đẩy nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng và nỗ lực tham gia góp phần duy trì môi trương hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Đặc biệt, nhà báo Séc nhiệt liệt ủng hộ phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chủ đề an ninh khí hậu, nhất là các đề xuất của Việt Nam nhằm thúc đẩy Hội đồng Bảo an cần quan tâm tới các vấn đề môi trường vì biến đổi khí hậu là mối đe dọa cấp bách và lo lớn đối với nhân loại.
Điều này tạo động lực để Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc, thúc đẩy thông qua các nghị quyết liên quan ứng phó với biến đổi khí hậu ở cập độ toàn cầu./.
Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
|
Chủ tịch nước đánh giá cao cộng đồng người Việt tại Lào luôn hướng về đất nước
Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chiều 10/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân Trần Nguyệt Thu đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.
|
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Quốc hội Lào
Sáng 10/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng tại Kỳ họp Quốc hội Lào khóa IX. Sau đây là toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:
|