Đồng Nai: Người lao động được tiêm vaccine COVID-19, doanh nghiệp FDI vững tâm sản xuất
Theo ông Lê Văn Lộc, Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Nai, dịch bệnh đã được kiểm soát, người lao động trong các doanh nghiệp FDI đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, tốc độ phục hồi ngành công nghiệp của tỉnh khá tốt. Nhờ đó, sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao, có khả năng vượt xa so với kế hoạch mà UBND tỉnh đề ra.
Về phía các doanh nghiệp FDI, khi toàn bộ nhân viên đã được tiêm phủ vaccine ngừa COVID-19, các doanh nghiệp cũng phần nào trút được gánh nặng để tập trung vào việc sản xuất, nối lại các đơn hàng bị tạm ngưng trước đó.
Thống kê cho thấy, ở nhiều doanh nghiệp FDI, tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt 100% và sản xuất khôi phục lại hoàn toàn như: Công ty TNHH On Semiconductor, Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa); Công ty TNHH Shin Heung Đồng Nai (Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn, H.Long Thành)...
Công nhân tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi vào nhà xưởng làm việc |
Bà Phạm Thị Phương, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam (TP. Biên Hòa) cho biết, doanh nghiệp có 3.793 lao động, hiện tại số người lao động đi làm trở lại đạt khoảng 90%, số lượng còn lại chưa đi làm do ở vùng phong tỏa, người lao động chưa được tiêm vaccine vì có bệnh nền. Trong đó, 100% lao động đến công ty làm việc đã được tiêm vaccine mũi 1.
Tương tự, tại Nhà máy sản xuất thạch dừa của Công ty TNHH Thực phẩm Cô Cô Việt Nam (Khu công nghiệp (KCN) Hố Nai, H.Trảng Bom), công ty đang nỗ lực gia tăng sản lượng dịp cuối năm, sau khi đã tổ chức sản xuất "3 tại chỗ", dần thích nghi với dịch bệnh và triển khai tiêm phủ vaccine cho toàn bộ người lao động.
"Toàn bộ người lao động của chúng tôi đã được tiêm vaccine nên đây là điều kiện rất quan trọng để công ty bớt lo lắng hơn, từ đó chú tâm vào sản xuất, không để đứt gãy đơn hàng" - ông Trần Văn Hải, Giám đốc nhà máy, cho hay.
Đặt tại huyện Long Thành, Công ty Cổ phần An Phú Thịnh cũng là một doanh nghiệp có đông công nhân được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo ông Võ Thanh Tuấn, Giám đốc công ty, doanh nghiệp đang có các đơn hàng xuất khẩu găng tay, thiết bị bảo hộ lao động đi Nhật Bản và một số quốc gia khác. Không chỉ giữ vững sản xuất mà doanh nghiệp này còn đang trong quá trình mở rộng nhà xưởng để tuyển thêm lao động vào làm việc.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công dân Trung Quốc đang làm việc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai |
Không chỉ ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn trong giai đoạn dịch bệnh, Đồng Nai còn tổ chức tiêm vaccine cho các đối tượng là chuyên gia nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Đầu tháng 8, Sở Y tế Đồng Nai đã ban hành kế hoạch phân bổ 3,9 nghìn liều VeroCell, Inactivated (mũi 1, mũi 2) do Chính phủ Trung Quốc viện trợ cho người Trung Quốc (gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao) đang sống và làm việc trên địa bàn tỉnh với số lượng 1.847 người.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp FDI phòng chống dịch, ổng định để duy trì sản xuất trong trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, việc tuân thủ các quy định của ngành Y tế là đặc biệt quan trọng.
Doanh nghiệp FDI vững vàng trong đại dịch COVID-19 nhờ mạnh mẽ chuyển đổi số Trước những thách thức lớn từ đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp FDI đã chủ động, tích cực tìm kiếm giải pháp mới, áp dụng chuyển đổi số để có thể duy trì tối đa hoạt động sản xuất - kinh doanh. |
Thống nhất các quy định phòng chống dịch COVID-19 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó vì dịch COVID-19, cần có giải pháp phù hợp để vừa chống dịch, vừa cho nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin để mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ dòng vốn. |
Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch Phương án "3 tại chỗ'" đã được nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng để giữ vững sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, đồng thời cùng với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh COVID-19. |