Giải pháp nào giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI triển khai "3 tại chỗ"?
Bộ KH&CN đề xuất cơ chế đặc thù hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước Bộ KH&CN đang xây dựng và sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”, trong đó, đề xuất thực hiện một số cơ chế đặc thù hỗ trợ phát triển, sử dụng sản phẩm vaccine sản xuất trong nước. |
Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19 Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. |
Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, mô hình “3 tại chỗ" được xem là giải pháp tình thế giúp cho các doanh nghiệp FDI duy trì sản xuất an toàn và đáp ứng yêu cầu về tiến độ các đơn hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp FDI nào cũng có đủ điều kiện để triển khai mô hình này.
Đơn cử như tại Công ty Cổ phần Windy Việt Nam (TP. Hà Nội), ông Trần Tuấn Kình, Phó Chủ tịch HĐQT công ty, cho hay: Quá trình thực hiện "3 tại chỗ" khiến chi phí hoạt động tăng lên khá nhiều. Để triển khai hiệu quả mô hình này, doanh nghiệp phải thực hiện các bước quan trọng như lấy ý kiến đồng thuận của người lao động, xét nghiệm COVID-19 đầu vào; lo chỗ ăn, nghỉ cho người lao động, đồng thời phải chuẩn bị nguyên vật liệu đủ cho sản xuất trong một thời gian nhất định.
Ảnh minh hoạ. |
Hay tại Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam, KCN Đồng Văn II (thị xã Duy Tiên, Hà Nam), việc triển khai mô hình "3 tại chỗ" là không thể thực hiện do doanh nghiệp không có không gian để bố trí chỗ ngủ, nghỉ cho người lao động. Theo ông Đỗ Thanh Bình, Phó Tổng Trưởng phòng Quản lý sản xuất, công ty tổ chức đưa, đón nhân viên, người lao động bằng xe riêng. Đồng thời, bố trí tất cả các bữa ăn trong ngày tại công ty cho người lao động lưu trú.
Nhiều doanh nghiệp FDI gặp khó khăn khi công suất giảm nhưng chi phí vận hành nhà máy không giảm, thậm chí tăng cao. Doanh nghiệp cũng phát sinh thêm nhiều chi phí, như: xét nghiệm sàng lọc, mua trang thiết bị, dụng cụ phòng, chống dịch, chi phí ăn, nghỉ của công nhân, chi phí hỗ trợ nhân viên, công nhân ở nhà máy và chi phí hỗ trợ lao động nghỉ việc. So với điều kiện sản xuất bình thường, doanh nghiệp FDI có thể phát sinh thêm hàng chục triệu đồng mỗi ngày.
Ông Kim Sung Ju, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina, KCN Đồng Văn I (thị xã Duy Tiên, Hà Nam) bày tỏ: Công ty đang tổ chức cho 270 lao động lưu trú tại nhà máy để duy trì sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm thủ tục khai báo tạm trú cho người lao động. Do đó, chúng tôi mong chính quyền địa phương tạo điều kiện để người lao động được lưu trú làm việc trong khi chưa thể bổ sung ngay các giấy tờ, thủ tục theo quy định.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 (Ảnh minh họa) |
Nhằm tháo gỡ những khó khăn nêu trên, đã có nhiều ý kiến, đề xuất gửi tới Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các bên liên quan.
Theo đó, cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, không nhất thiết phải ở tại doanh nghiệp. Bổ sung quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia "3 tại chỗ" giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia "3 tại chỗ".
Nhiều doanh nghiệp đề xuất bổ sung quy định về tổ chức thực hiện xét nghiệm cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại nơi sản xuất nhằm cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.
Trong số những đề xuất còn mong muốn có quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh).
Việc cho phép hoạt động tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp.
Cần đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine. Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm vaccine cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ôtô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...
Đề xuất giải pháp gỡ khó cho sản xuất công nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), việc duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn. |
Nhiều giải pháp gỡ khó cho xuất nhập khẩu khi đại dịch COVID-19 bùng phát Dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng rất lớn đến giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu. Để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn quản lý được hoạt động thông suốt, Cục Hải quan Lạng Sơn đã triển khai hàng loạt giải pháp thiết thực. |
TS Võ Trí Thành: 'Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản phải nhanh, tốc độ' Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đang bước vào mùa vụ. Trong khi đó, dịch COVID-19 vẫn có những diễn biến mới khiến cho hoạt động giao thương chưa thể trở lại bình thường. Việt Nam vừa phải chống dịch, vừa phải nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế. |