Nhiều giải pháp gỡ khó cho xuất nhập khẩu khi đại dịch COVID-19 bùng phát
Khánh Hòa: Trao 100 suất quà cho người Nga đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19 Mới đây, tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Ngoại vụ và Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Khánh Hòa tổ chức trao 100 suất quà cho những người bạn Nga đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. |
Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân cùng vượt qua đại dịch Những ngày qua, “hàng thiết yếu” là từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Và 2 ngày gần đây, từ khóa này lại được nhắc đến nhiều hơn khi Chính phủ liên tiếp có chỉ đạo giảm giá điện, nước, viễn thông cho người dân gặp khó khăn do giãn cách xã hội. |
Hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu nhờ có những biện pháp linh hoạt |
Xây kế hoạch ứng phó linh hoạt
6 tháng đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước, trong đó có Lạng Sơn.
Ngoài ra, tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn phía Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, tạm dừng hoạt động tại các cửa khẩu phụ, lối mở,... đã tác động tiêu cực đến hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Đặc biệt là trong bối cảnh nông sản của nước ta vào chính vụ cần xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã hết nguyên liệu dự trữ và nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng cao.
Trước tình hình đó, bám sát chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn đã luôn chủ động tham mưu triển khai các giải pháp phòng chống dịch với tinh thần hỗ trợ, khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Các cấp từ cục đến các chi cục đều thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 song hành với thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp. Các bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ứng phó để xử lý các vấn đề phát sinh; xây dựng kịch bản chi tiết theo từng cấp độ để ứng phó với dịch COVID-19, không để bị động, bất ngờ khi phát sinh tình huống dịch bệnh.
Đồng thời, các đơn vị hải quan cửa khẩu, căn cứ đặc thù và tình hình thực tế để bố trí nguồn lực phù hợp, đảm bảo công tác thông quan hàng hóa và phòng ngừa phát sinh dịch bệnh thì vẫn có đủ quân số làm việc.
Hải quan Lạng Sơn cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh rà soát tổ chức lại đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Chia sẻ về vấn đề lưu thông hòa hóa với Trung Quốc, ông Nguyễn Hoàng Tuấn - Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, lãnh đạo đơn vị thường xuyên trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tìm giải pháp khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu phụ bị đóng cửa do thực hiện phòng chống dịch; đề nghị phía Trung Quốc kéo dài thời gian mở cửa khẩu, làm việc thêm vào ngày nghỉ để tăng năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; bàn các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước.
Không những vậy, lực lượng hải quan Lạng Sơn đã phối hợp rất tích cực với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu như biên phòng, ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, công an tỉnh, doanh nghiệp kinh doanh bến bãi tổ chức phân luồng, phân tuyến khi có hiện tượng ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu.
Phân luồng riêng cho xe ưu tiên |
Xây dựng kế hoạch ưu tiên cho doanh nghiệp
Với doanh nghiệp ưu tiên, các mặt hàng hoa quả, nông sản xuất khẩu, các chi cục đều tổ chức phân luồng riêng đối với các lô hàng luồng xanh để giải phóng nhanh hàng hóa, tránh tập trung, lưu giữ quá lâu tại cửa khẩu; bố trí cán bộ chuyên trách tư vấn giải quyết thủ tục, tiếp thu các ý kiến phản hồi của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Những biện pháp này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh và làm phát sinh tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Cũng theo lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn, toàn đơn vị đang đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ; rà soát đảm bảo triển khai 100% các thủ tục hành chính của cơ quan hải quan trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp để phòng, chống dịch.
Ngoài ra, các đơn vị nghiệp vụ cũng thường xuyên đối thoại, trao đổi với doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn, qua đó nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời.
Cục Hải quan Lạng Sơn đã có chỉ đạo không tổ chức thanh tra, kiểm tra sau thông quan trong năm đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm; xây dựng quy chế phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp.
Trong khi đó, trả lời PV Tạp chí Thời Đại về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản, Chuyên gia Kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng đáng lo ngại nhất ở thời điểm này là sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Có rất nhiều góc độ xung quanh vấn đề này.
Góc độ đầu tiên là trong cái thời buổi đại dịch, nông nghiệp là một cái bệ đỡ, đảm bảo thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Đó là cái điểm rất là đặc biệt. Hiện nay, nông nghiệp xét theo tỷ lệ ngày càng nhỏ, người làm trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm dần mặc dù người sống ở nông thôn vẫn rất cao.
Tiếp theo, xuất khẩu nông sản đang góp phần tăng tưởng ít nhiều đến kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại. Ngay cả thời buổi COVID-19 thì các sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp vẫn rất quan trọng. Càng đặc biệt hơn khi chúng ta ký các hiệp định FTA thì thông tư hàng rào thuế quan giảm ngay lập tức, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản đang tận dụng cơ hội tốt.
Góc độ thứ 3 là thời điểm năm 2021, dịch dã còn rất nhiều, phức tạp nhưng các đối tác của Việt Nam kể cả đối tác chính về nhập khẩu nói chung lẫn nhập khẩu nông sản thì lại đang phục hồi rất mạnh. Điều này bởi vì nhiều nước đối tác lớn như Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ,... khống chế dịch tương đối tốt nhờ tiếp cận và tiêm vaccine.
Cho nên, việc đảm bảo lưu thông hàng hoá xuất khẩu, trong đó có sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản là cực kỳ quan trọng. Công tác chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung là được đánh giá rất là tốt. Nhưng có một vấn đề nổi cộm là đợt này dịch bùng phát rất mạnh và nhanh, trải trên diện rộng, nhiều tỉnh thành; đặc biệt ở các khu công nghiệp, các vùng sản xuất đúng vào dịp mà thu hoạch nông sản. Điển hình rõ nhất là nông trường vải Bắc Giang, Hải Dương.
Để tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nông sản, các địa phương cần tích cực phát huy quyền sáng tạo, tự chủ. Bên cạnh đó, vai trò chỉ đạo của Trung ương gắn với cái vùng dịch, khống chế dịch ở những vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; điều hoà thế nào để mà công tác chống dịch của từng địa phương không cản trở cái quá trình lưu thông hàng hoá là rất quan trọng.
Phải có biện pháp để quá trình này mượt mà hơn, nó bớt khó khăn hơn. Để làm được điều này, vấn đề thông tin, công nghệ là rất quan trọng. Vấn đề nữa là ưu tiên tiêm vaccine cho những người có liên quan trong toàn bộ khâu sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Khánh Hòa: Trao 100 suất quà cho người Nga đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19 Mới đây, tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Ngoại vụ và Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Khánh Hòa tổ chức trao 100 suất quà cho những người bạn Nga đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. |
Chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân cùng vượt qua đại dịch Những ngày qua, “hàng thiết yếu” là từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Và 2 ngày gần đây, từ khóa này lại được nhắc đến nhiều hơn khi Chính phủ liên tiếp có chỉ đạo giảm giá điện, nước, viễn thông cho người dân gặp khó khăn do giãn cách xã hội. |
Cần Thơ đề nghị miễn, giảm tiền điện, nước cho đối tượng khó khăn do đại dịch Covid-19 Ngày 28/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ có văn gửi Công ty Điện lực thành phố Cần Thơ; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; các Công ty Cổ phần cấp nước: Cần Thơ 2, Cái Răng, Trà Nóc - Ô Môn, Thốt Nốt và Công ty Cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ đề nghị hỗ trợ miễn, giảm tiền điện, nước sinh hoạt cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. |