Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19
VietinBank tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, người dân Với việc triển khai quyết liệt những biện pháp điều hành, thúc đẩy kinh doanh bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN cũng như diễn biến thị trường, VietinBank đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh doanh chủ động, linh hoạt theo các chủ điểm chiến lược trong kế hoạch kinh doanh trung hạn, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt kết quả đáng ghi nhận. |
Cần Thơ đề nghị miễn, giảm tiền điện, nước cho đối tượng khó khăn do đại dịch Covid-19 Ngày 28/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ có văn gửi Công ty Điện lực thành phố Cần Thơ; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; các Công ty Cổ phần cấp nước: Cần Thơ 2, Cái Răng, Trà Nóc - Ô Môn, Thốt Nốt và Công ty Cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ đề nghị hỗ trợ miễn, giảm tiền điện, nước sinh hoạt cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. |
Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh và phát triển |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, gọi tắt là Ban IV) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, đồng thời đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Theo Giám đốc điều hành Văn phòng Ban IV Phạm Thị Ngọc Thủy, căn cứ kết quả khảo sát nhanh ý kiến doanh nghiệp, các hiệp hội về đề xuất tập trung vào 3 nhóm chính sách, gồm chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; Chính sách tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại, khó khăn trong dịch; Chính sách thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19.
Báo cáo của Ban IV cũng đặc biệt lưu ý đang có sự sụt giảm kỳ vọng từ phía doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ thời gian qua và nhấn mạnh kiến nghị của phần lớn các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia khảo sát đều đồng thuận đề xuất Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xây dựng các gói vay ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2021 vì hiện nay, mặc dù Thông tư 03/2021/TT-NHNN đã ban hành nhưng nhiều ngân hàng thương mại thông báo "đã cho vay vượt quy mô vốn ưu đãi cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19" nên dừng giải ngân, dẫn tới tăng trở lại các khoản lãi suất vay liên quan sản xuất, kinh doanh.
Ban IV cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét các chính sách giúp miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản đóng góp nghĩa vụ thuế, phí cho doanh nghiệp tới hết 2022 (như thuế đất/tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản phí đặc thù từng ngành...);
Ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng trong một số ngành cụ thể (như chính sách giảm phí trước bạ 50% cho người mua ô tô từ tháng 7.2020 đến hết năm 2020 đã kích thích tiêu dùng trong nước đặc biệt hiệu quả). Đặc biệt, các doanh nghiệp và Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương không ban hành các chính sách mới hoặc áp dụng các chính sách từ nay tới hết năm 2022 mà làm tăng chi phí cho doanh nghiệp về thuế, phí, lệ phí, hoặc tăng ngân sách đầu tư mới các hạng mục nhằm đáp ứng các yêu cầu điều kiện kinh doanh, quy trình, thủ tục hành chính của nhà nước.
Ban IV cũng đề nghị xây dựng các quy trình “luồng xanh” (ưu tiên - PV) cho hàng hóa xuất nhập khẩu để hỗ trợ tiết giảm tối đa chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Căn cứ đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội, Ban IV đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người lao động. Việc tìm kiếm, đàm phán, mua và tiêm chủng vaccine được tổ chức theo nhiều hình thức, trong đó có mô hình hợp tác công - tư.
Đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) có công văn khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trong công văn này, Ban IV đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hạn chế sự đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trong đó có mô hình “3 tại chỗ”.
Theo Ban IV, tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, mô hình “3 tại chỗ” được vận hành tương đối hiệu quả. Tại các tỉnh phía Nam, có không ít DN cũng nỗ lực áp dụng “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, thông tin nhanh từ các DN, hiệp hội như dệt may, điện tử, gỗ… cho thấy những ngày qua đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình “3 tại chỗ” ở một số nhà máy.
Các ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày. Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng hết sức quá tải, hiện khâu xử lý các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến DN và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các DN khác trên địa bàn.
Mô hình "3 tại chỗ" được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp |
Từ bài học ở Bắc Giang và Bắc Ninh, Ban IV và các Hiệp hội đề xuất Thủ tướng một số giải pháp cấp bách. Đó là việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” nên tính toán thực hiện ở các địa phương mà tình hình dịch bệnh vẫn ở diện “kiểm soát được”.
Bên cạnh đó, cần thiết có một quy trình phối hợp công – tư chặt chẽ và một quy trình giám sát nghiêm túc trong quá trình triển khai để phát hiện và ứng phó sớm với mọi vấn đề phát sinh. Điều này giúp địa phương tính toán được nhu cầu y tế và các điều kiện cần thiết khác duy trì cho chống dịch. Đồng thời giúp DN có thể yên tâm vận hành công việc.
Các địa phương yêu cầu DN thực hiện “3 tại chỗ” cần phải xây dựng và công bố công khai các phương án y tế, quy trình xử lý nhanh chóng trong trường hợp có F0 tại nhà máy “3 tại chỗ”.
Đối với những tỉnh phía Nam đã xuất hiện các nhà máy “3 tại chỗ” có người lao động là F0, Ban IV đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì họp khẩn cấp với các tỉnh, có thể mời đại diện các DN, hiệp hội tham gia để đánh giá tình hình, bàn bạc thấu đáo các giải pháp nhằm tìm ra phương án có khả năng giảm thiểu thiệt hại lớn nhất cho cả địa phương và DN.
VietinBank tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, người dân Với việc triển khai quyết liệt những biện pháp điều hành, thúc đẩy kinh doanh bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN cũng như diễn biến thị trường, VietinBank đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh doanh chủ động, linh hoạt theo các chủ điểm chiến lược trong kế hoạch kinh doanh trung hạn, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt kết quả đáng ghi nhận. |
Cần Thơ đề nghị miễn, giảm tiền điện, nước cho đối tượng khó khăn do đại dịch Covid-19 Ngày 28/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ có văn gửi Công ty Điện lực thành phố Cần Thơ; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; các Công ty Cổ phần cấp nước: Cần Thơ 2, Cái Răng, Trà Nóc - Ô Môn, Thốt Nốt và Công ty Cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ đề nghị hỗ trợ miễn, giảm tiền điện, nước sinh hoạt cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. |
Sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Đây là nội dung được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức trực tuyến diễn ra vào ngày 14/7 mới đây. |