Đề xuất giải pháp gỡ khó cho sản xuất công nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận. |
Đề xuất khoanh nợ, giảm lãi suất để "cứu" doanh nghiệp gặp khó vì dịch COVID-19 Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 6 giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nhân trẻ, doanh nhân khởi nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19. |
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 |
Đại dịch COVID-19 khiến chuỗi sản xuất liên tục bị đứt gãy
Do tính chất gắn kết chặt chẽ, hữu cơ, liên tục của chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị các ngành công nghiệp trên thế giới, nếu Việt Nam không thể tận dụng cơ hội từ sự phục hồi kinh tế của các thị trường lớn và đánh mất các đơn hàng cung ứng cho các quốc gia này trong thời gian tới, từ đó gây ra sự đứt gãy của chuỗi sản xuất.
Trong trường hợp gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà mua hàng và sản xuất lớn sẽ tìm kiếm sự bù đắp thiếu hụt chuỗi cung ứng từ quốc gia khác. Việc quay trở lại chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cực kỳ khó khăn và cần phải có quá trình. Các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 85% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có tác động lan tỏa đến các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, logistics... và đặc biệt là tạo việc làm cho hàng chục triệu lao động trực tiếp cũng như gián tiếp trong các ngành nghề liên quan. Việc đứt gãy các chuỗi giá trị và cung ứng trong các ngành sản xuất trong nước do đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội cũng như kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Vì vậy, việc duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu.
Đối với khó khăn về nguồn cung, chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản xuất như thép và các nguyên phụ liệu trong các ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm… Bên cạnh đó, việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.
Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giá cước container và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát và chưa hạ nhiệt đang trở thành một trong những thách thức rất lớn với doanh nghiệp cả ở chiều xuất lẫn nhập khẩu.
Quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc triển khai tiêm vaccine cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp chưa được triển khai nhất quán và kịp thời...
Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 tràn vào khu công nghiệp |
Giải pháp khắc phục
Theo ý kiến của các Hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp, cần tiến hành một số giải pháp cấp bách ngay sau đây để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để ổn định kinh tế, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng chống COVID-19, trong đó bổ sung mức ưu tiên đối với đối tượng lao động trong ngành vận tải – đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics (như đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu…) là đối tượng ưu tiên tiêm vaccine tại điểm b mục 3 phần III (đối tượng tiêm) của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 – 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế (tương đương với lực lượng tuyến đầu chống dịch) nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất...
Cần bổ sung một số ngành sản xuất, dịch vụ, mặt hàng vào danh mục “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” như các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản để tạo điều kiện ổn định lưu thông, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Sau khi tiến hành tiêm vaccine rộng rãi đối với các đối tượng lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, cần xem xét nới lỏng và tiến tới bãi bỏ các điều kiện về “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” để thúc đẩy lưu thông, sản xuất và cung ứng hàng hóa trong cả nước.
Nhằm bảo đảm ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, cần xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng – đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da – giày, điện tử.
Các cơ quan nhà nước đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online, đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, có các giải pháp hỗ trợ về tài chính cho các ngành sản xuất. Trong đó, xem xét miễn, giảm hoặc gia hạn thời hạn tăng tiền thuê đất, thuê hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh; Bộ Tài chính xem xét tiếp tục có các chính sách ân hạn, giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí trong một thời hạn nhất định để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cũng như tiếp tục các chính sách ưu đãi về thuế, phí để kích cầu tiêu dùng trong một số ngành hàng (như chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tại Nghị định số 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ trước đây…); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tài chính tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp do giá các mặt hàng đầu vào nhập khẩu đều bị tăng giá do đại dịch khiến hạn mức hiện tại không đảm bảo thu mua đủ nguồn cung cho doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận. |
Đề xuất khoanh nợ, giảm lãi suất để "cứu" doanh nghiệp gặp khó vì dịch COVID-19 Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 6 giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nhân trẻ, doanh nhân khởi nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19. |
Khôi phục sản xuất chắc chắn, an toàn, không để dịch quay lại KCN Cùng với việc khống chế, kiểm soát tốt dịch bệnh, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang khẩn trương triển khai các giải pháp nhanh chóng khôi phục các hoạt động kinh tế, đời sống hằng ngày của người dân trong trạng thái bình thường mới, một cách chắc chắn, an toàn, không để dịch quay lại khu công nghiệp (KCN). |