TS Võ Trí Thành: 'Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu nông sản phải nhanh, tốc độ'
Vì vấn đề này, PV Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia Kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh để làm rõ thực trạng, tính cấp thiết của việc thực hiện "mục tiêu kép" trong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ lái xe qua cửa khẩu là lực lượng rất nên ưu tiên được tiêm vaccine
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Báo Đầu tư. |
- Hàng hóa, đặc biệt là nông sản Việt đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu. Ông nhận định và đưa ra giải pháp nào để tháo gỡ điều này?
Ở thời điểm này, đáng lo ngại nhất là cái sản xuất nông nghiệp nói chung và cái xuất khẩu nông sản nói riêng. Có rất nhiều góc độ xung quanh vấn đề này.
Góc độ đầu tiên là trong cái thời buổi đại dịch, nông nghiệp là một cái bệ đỡ, đảm bảo thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Đó là cái điểm rất là đặc biệt. Hiện nay, nông nghiệp xét theo tỷ lệ ngày càng nhỏ, người làm trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm dần mặc dù người sống ở nông thôn vẫn rất cao.
Tiếp theo, xuất khẩu nông sản đang góp phần tăng tưởng ít nhiều đến kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại. Ngay cả thời buổi COVID-19 thì các sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp vẫn rất quan trọng. Càng đặc biệt hơn khi chúng ta ký các hiệp định FTA thì thông tư hàng rào thuế quan giảm ngay lập tức, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản đang tận dụng cơ hội tốt.
Góc độ thứ 3 là thời điểm năm 2021, dịch dã còn rất nhiều, phức tạp nhưng các đối tác của Việt Nam kể cả đối tác chính về nhập khẩu nói chung lẫn nhập khẩu nông sản thì lại đang phục hồi rất mạnh. Điều này bởi vì nhiều nước đối tác lớn như Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ,... khống chế dịch tương đối tốt nhờ tiếp cận và tiêm vaccine.
Cho nên, việc đảm bảo lưu thông hàng hoá xuất khẩu, trong đó có sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản là cực kỳ quan trọng. Công tác chống dịch của Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung là được đánh giá rất là tốt. Nhưng có một vấn đề nổi cộm là đợt này dịch bùng phát rất mạnh và nhanh, trải trên diện rộng, nhiều tỉnh thành; đặc biệt ở các khu công nghiệp, các vùng sản xuất đúng vào dịp mà thu hoạch nông sản. Điển hình rõ nhất là nông trường vải Bắc Giang, Hải Dương.
Để tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tiêu thụ nông sản, các địa phương cần tích cực phát huy quyền sáng tạo, tự chủ. Bên cạnh đó, vai trò chỉ đạo của Trung ương gắn với cái vùng dịch, khống chế dịch ở những vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; điều hoà thế nào để mà công tác chống dịch của từng địa phương không cản trở cái quá trình lưu thông hàng hoá là rất quan trọng.
Phải có biện pháp để quá trình này mượt mà hơn, nó bớt khó khăn hơn. Để làm được điều này, vấn đề thông tin, công nghệ là rất quan trọng. Vấn đề nữa là ưu tiên tiêm vaccine cho những người có liên quan trong toàn bộ khâu sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Nên có những quy định đặc biệt để các quy trình này vừa đảm bảo an toàn nhưng nhưng phải nhanh hơn, như liên quan đến hải quan, kiểm tra dịch trên đường,... Ở đây, chắc chắn vai trò của công nghệ rất quan trọng bởi vì công nghệ số, công nghệ thông tin,… giải quyết được những cái vấn đề như vậy.
Ngoài ra, vai trò của người sản xuất, doanh nghiệp là rất lớn. Các hiệp hội, nhà nước phải đưa ra chính sách hỗ trợ cho họ.
- Ông có đánh giá gì về đề xuất đội ngũ lái xe nên được ưu tiên tiêm vaccine, cấp hộ chiếu vaccine khi đi qua biên giới?
Theo tôi, bất kỳ ý tưởng nào liên quan đến giải pháp thì đều nên xem xét theo góc độ tích cực, phải phù hợp với cái chung, giải quyết thật nhanh. Trước đây, trong giai đoạn đầu khi dịch bắt đầu từ năm 2020, nông sản xuất sang Trung Quốc rất là nhiều. Bây giờ, tình hình đã khác, Trung Quốc phục hồi khá nhanh, họ đã quản lý chặt chẽ hơn.
Hiện tại, điều kiện của Việt Nam đã hơn trước đây rất nhiều, quá trình xét nghiệm năng lực xét nghiệm đã tốt hơn. Vaccine còn thiếu nhưng rõ ràng mình cũng có. Đội ngũ lái xe qua cửa khẩu là lực lượng rất nên ưu tiên, cũng như những công nhân trong các khu công nghiệp ở vùng dịch để yên tâm tiếp tục sản xuất.
Giải pháp hiện tại là phải nhanh, tốc độ. Tiếp đến, vấn đề phối hợp giữa các bộ phận từ cao xuống thấp phải quyết đoán, nhanh chóng.
Đội ngũ để triển khai, nắm bắt thông tin phải triển khai luôn, phải ghi nhận ngay lập tức. Điều rất đặc biệt quan trọng là vấn đề dịch tễ của Việt Nam với các nước như Trung Quốc phải đảm bảo phối hợp nhanh chóng và thừa nhận lẫn nhau.
Tóm lại, vấn đề thông tin, tốc độ, ra quyết định, thực thi, phối hợp phải diễn ra mượt mà.
- Hiện tại, nông sản Việt Nam xuất sang Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông, điều này có thể tác động như thế nào đến việc xuất khẩu nông sản Việt đi các thị trường lớn?
Mặt hàng nông thuỷ sản Việt Nam đã nhiều và lần vấp phải vướng mắc trong thuế, các biện pháp phòng vệ, chống bán phá giá. Thế cho nên,Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm từ vấn đề là thông tin, minh bạch thông tin hay các chiều cạnh với đối tác, doanh nghiệp. Ngay cả trong quá trình xử lý khi họ áp đặt để điều tra, thông tin minh bạch rất quan trọng. Bởi vì nếu như bán phá giá, họ sẽ áp đặt không phải như nhau giữa các doanh nghiệp mà tuỳ vào khách hàng.
Kinh tế nước ta đang là nền kinh tế chuyển đổi, chưa được các đối tác lớn như EU, Mỹ thừa nhận là nền kinh tế thị trường cho nên là dễ mất mát hoặc là cũng dễ "được" họ kiện cáo.
Trong quá trình đi lên nền kinh tế thị trường phải chấp nhận trường hợp họ còn áp đặt, dùng giá của một nước khác để tính toán, mặc dù vô lý nhưng vẫn phải chấp nhận và đấu tranh. Phải nỗ lực hết sức để xử lý, minh mạch để họ không áp thuế hoặc khiến họ không gây quá nhiều tiêu cực lên mặt hàng Việt.
Chúng ta phải hiểu đúng những cái cam kết, những nguyên tắc nền tảng về cạnh tranh, cơ chế thị trường, cố gắng tìm những cam kết rất quan trọng và minh bạch. Cùng với đó, phải gắn liền với các quy trình và kinh nghiệm, xử lý làm việc với những cái bên liên quan để giảm được thiệt hại.
Theo nghĩa nào đấy, vấn đề này cũng được xem là tích cực, "nhờ" kiện cáo mà mặt hàng Việt Nam có thương hiệu nổi tiếng như cá basa. Nếu như mình mà xử lý tốt, hình ảnh tốt thì cái tích cực lại nhiều hơn, phần xấu lại đỡ đi.
Doanh nghiệp, người nông dân phải thay đổi để tháo gỡ khó khăn
Nhiều mặt hàng nông sản đang bước vào mùa vụ nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ do dịch bệnh. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
- Ông có thể đưa ra lời khuyên, bài học kinh nghiệm cho cho doanh nghiệp, nhà sản xuất, bà con nông dân để chủ động tháo gỡ khó khăn trong vấn đề tiêu thụ?
Doanh nghiệp và các nhà sản xuất đóng vai trò rất lớn trong quá trình tiêu thụ, cung cấp nông sản. Doanh nghiệp thì họ giỏi hơn chúng ta, họ nắm đồng tiền, miếng cơm manh áo, cuộc sống của người lao động. Đấy là chưa nói đến chuyện họ đóng góp tích cực cho xã hội cho đất nước.
Cái linh hoạt, ý chí, hợp tác, sáng tạo của doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn, đưa đất nước ra khỏi vượt khó. Tóm lại, trong vấn đề kinh doanh, từ cái cách đơn giản nhất như việc giảm thiểu chi phí, cắt giảm chi phí, nhưng cắt giảm lớn nhất là “ngủ đông”. “Ngủ đông” thì họ không làm ra cái gì cả. Trong cắt giảm chi phí họ phải chuẩn.
Thế thì họ phải chuyển đổi sản phẩm, sản phẩm ra thì phải quản trị, ứng xử với đối tác và thị trường linh hoạt. Từ quản trị cho đến ứng xử với đối tác, thị trường thì vai trò của thông tin, công nghệ, chuyển đổi số là rất quan trọng. Không phải tất cả doanh nghiệp đều làm được điều đấy, số doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường mãi mãi hoặc tạm thời cũng rất nhiều.
Đối với bà con nông dân, họ cần phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, phải hình thành chuỗi kết nối theo nghĩa rộng nhất, liên quan đến đối tác, thị trường, quá trình phân phối, vận chuyển hàng hóa, logistic,... Điều này liên quan đến tiếp cận thông tin, kỹ năng phối hợp, kết nối với nhau giữa doanh nghiệp, các bên liên quan đến người nông dân… không còn đơn thuần như trước đây.
Trong chuỗi cung ứng này, vị thế mặc cả của người nông dân thường yếu hơn. Cho nên, để tạo ra thị trường cạnh tranh, minh bạch và hỗ trợ nhà nước, chia sẻ lợi ích thì cái vai trò của công nghệ, kỹ năng là rất quan trọng. Cách thức tổ chức của nông dân, hiệp hội, liên hiệp, kết nối các hộ gia đình, hợp tác xã, chính quyền địa phương phải khoa học để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, kết nối.
- Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề phát triển logistic trong liên kết tiêu thụ nông sản?
Tất cả những thành phần, yếu tố của toàn bộ quá trình thi công logistic thì chúng ta đã có cả. Phương thức vận chuyển, kết nối online, offline, kết nối cả những bên liên quan, vấn đề kho bãi, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo được tiêu chuẩn, chất lượng của quá trình chế biến,... đã đầy đủ. Những năm gần đây, các trung tâm thương mại, nhà bán lẻ lớn đã kết nối giữa người nông dân, doanh nghiệp, như BigC, Co.opmart,...
Người nông dân muốn hội nhập trong quá trình này phải thay đổi hành vi lao động, đảm bảo được chất lượng, né tránh hiện tượng “fake”. Xu hướng hiện tại đang là xanh, sạch, thân thiện môi trường; tiêu chí của các hiệp định thương mại tự do cũng rất cao. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ, nông dân cũng phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, không còn đơn thuần như trước đây.
Người nông dân đang bị lép vế trong chuỗi dịch chuyển hàng hóa, vị thế mặc cả của họ đang còn yếu, họ phải làm bài bản, chuyên nghiệp hơn. Trong thị trường cạnh tranh, đây là điều cơ bản nhất. Bản thân họ bây giờ có thể chủ động hơn nhờ công việc thông tin, công nghệ số hỗ trợ. Trong thế giới kinh tế số, bên cạnh vai trò của công ty, doanh nghiệp thì còn phải dựa vào đại chúng, cá nhân. Họ có những lựa chọn khác thì khả năng và cả cách thức làm ăn cũng thay đổi
- Làm cách nào để quảng bá hàng Việt trên các kênh TMĐT hài hòa với hoạt động thương mại truyền thống, thưa ông?
Hiện nay, những người kinh doanh có thể lựa chọn bán hàng là đa phương thức. Kinh doanh đa phương thức đó sẽ thay đổi cách sản xuất, cách tương tác với các đối tác, cách tạo lòng tin cho khách hàng,…Điều này tác động tích cực đến hành vi ứng xử, kỹ năng hoạt động đảm bảo chất lượng đến tất cả các xu hướng sống, tiêu dùng mới.
Chính phủ vần phải tăng cường vai trò giám sát, xử lý các cách làm gian dối. Ẩn ý đằng sau phương thức mới là nó quay lại phục vụ cái lưu thông, hiệu quả của sản xuất, của đời sống thực, kinh tế thực.
Đối với thương mại điện tử, cách tương tác có điểm khác biệt so với thương mại truyền thống nhưng đằng sau lại là hiệu quả, cách sống, lối sống được thay đổi. Công nghệ đã hỗ trợ rất nhiều, nhưng quá trình này làm cho tất cả quá trình khác bị thay đổi. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đây là cuộc cách mạng, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cách mạng chuyển đổi số.
Cảm ơn ông đã có những chia sẻ bổ ích trên!
Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công). |
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Trong khó khăn, Chính phủ vẫn kiên định "mục tiêu kép" Dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng Chính phủ đã ban hành kịp thời nhiều chính sách, biện pháp với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân; duy trì, ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; ổn định việc làm, hỗ trợ người dân, người lao động và các doanh nghiệp khó khăn; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. |
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. |