Giải pháp cho Hoàng Sa và Trường Sa bị những tính toán của Trung Quốc ngăn trở
Tranh chấp Hoàng Sa: Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp tác |
Thủ đoạn “Ngư phủ - Tàu lạ” của Trung Quốc nhằm cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam |
Biển Đông nổi lên như một điểm nóng dễ bùng phát ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Những nhận xét mở đầu
Biển Đông nổi lên như một điểm nóng dễ bùng phát ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 có cội nguồn là hành động xâm lược chủ yếu của Trung Quốc chống lại Việt Nam trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ 20, đó là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
Sự đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, đã bị chiếm, và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông được biện minh dựa vào những đòi hỏi lịch sử mơ hồ thuộc về thời kỳ xa xưa.
Cho đến nay Trung Quốc vẫn mưu toan không đưa ra lời giải thích có thể đứng vững, là tại sao, khi sáp nhập Tây Tạng, được coi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc vào năm 1950, Trung Quốc phải đợi đến 25 năm để sáp nhập Hoàng Sa, và 14 năm nữa để sáp nhập quần đảo Trường Sa bằng vũ lực, và gắn Biển Đông cái mác “lợi ích cốt lõi” sau 60 năm.
Biển Đông, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, rõ ràng là một khái niệm gần đây xảy ra đồng thời với những tham vọng chiến lược được hình thành nhanh chóng của Trung Quốc để nổi lên như một cường quốc nổi trội ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Việc sáp nhập Hoàng Sa và tiếp theo là Trưòng Sa là những nấc thang mở đưòng cho những nước cờ cuối cùng này.
Trung Quốc đã chống lại tất cả các cố gắng cho giải quyết xung đột theo cái cơ sở bề ngoài là không có đụng độ trên Biển Đông và rằng sự mở rộng biển trong khuôn khổ đường 9 đoạn là lãnh thổ Trung Quốc có chủ quyền và vùng biển có chủ quyền. Đáng lưu ý là cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa hề cung cấp tọa độ chính xác của đường 9 đoạn, sự mơ hồ luôn là thương hiệu của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ.
Tiến trình xử lý xung đột và làm giảm rủi ro tại các cấp khu vực và quốc tế liên quan đến gia tăng căng thẳng ở Biển Đông phải đương đầu với một thực tế chiến lược làm người ta thoái chí là Trung Quốc không bao giờ trở thành một bộ phận trong một giải pháp cho các tranh chấp trên Biển Đông. Trung Quốc không phải là một phần của giải pháp mà là một vấn đề nổi cộm bởi vì những tính toán chiến lược của Trung Quốc đã quyết định rằng sự kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nhu cầu quân sự cho sự thống trị biển hiệu quả trên Biển Đông.
Các hoạt động xâm lược mang tính khiêu khích bên miệng hố chiến tranh của Trung Quốc xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ cho tới nay, thể hiện qua vụ khiêu khích giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5 năm 2014. Những hành động đó không chỉ giới hạn đối với Việt Nam mà còn mở ra đối với Philippines.
Xung đột liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa vì thế gắn với những nhận thức trong khu vực và quốc tế như những ví dụ đầu tiên về xu hướng sử dụng lực lượng quân sự để áp đặt các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên những ghi chép lịch sử cổ lỗ.
Trung Quốc đã bổ sung thêm vào khả năng bùng phát xung đột trên Biển Đông qua tuyên bố của nước này về yêu sách đường 9 đoạn, trên thực tế yêu sách này đã tăng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tới mức hầu hết Biển Đông nằm trong vùng biển chiến lược mở rộng và cả những cấu trúc đất của các đảo, đá và bãi cạn rải rác trong vùng biển này.
Vì vậy, Trung Quốc hiện nay không chỉ xung đột với Việt Nam đối với yêu sách trên Biển Đông liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn đụng độ với cả Philippines mà vừa qua Trung Quốc đã có đối đầu quân sự, ngoài ra còn có các nước ASEAN khác có bờ biển trên Biển Đông và có khu vực chủ quyền biển mà đường 9 đoạn đe dọa lấn vào.
Cái kiểu mang tính ép buộc và bên miệng hố chiến tranh độc đoán của Trung Quốc trên Biển Đông đã sinh ra hai tiến triển chiến lược có ý nghĩa quan trọng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bằng thành tích gây xung đột đã xảy ra liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa và sự mở rộng đáng kể các xung đột trên Biển Đông Trung Quốc đã tạo ra “sự mất lòng tin chiến lược” trong các nước láng giêng đối với Trung Quốc.
Ý định của Trung Quốc là đáng ngờ và cái kiểu cách của các hành động mang tính xâm lược, từng được thể hiện trên Biển Đông của Trung Quốc đã làm tăng lên nỗi ám ảnh về mối đe dọa Trung Quốc đang lơ lửng trong khu vực. Có nhận thức về mối đe dọa Trung Quốc là vì những chuyển biến này đang được cảm nhận rõ ràng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Sự chuyển biến chiến lược đáng kể thứ hai là ở chỗ mục đích của Trung Quốc ngày càng đáng ngờ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điều mà người ta đang mục kích hiện nay và điều có dính dáng đến an ninh và ổn định trên Biển Đông chính là sự nổi lên của một cuộc “chạy đua vũ trang” ở khu vực, đặc biệt là lực lượng hải quân.
Tình hình Biển Đông trong năm 2014 có vẻ như đã nổi lên là một khu vực có căng thẳng quân sự tăng lên và nguy cơ đụng độ ngày càng tăng giữa Trung Quốc và những nước yêu sách chính như Việt Nam và Philippines, và nếu cộng thêm cả căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, bức tranh tổng thể của khu vực Tây Thái Bình Dương trở nên đáng lo ngại, xét về các nguy cơ xảy ra xung đột.
Tiềm năng nguy hiểm trên Biển Đông được tăng lền nhiều hơn khi mức độ quốc tế của nó được bổ sung bởi các lợi ích an ninh của Mỹ tại khu vực Biển Đông như một sức mạnh nổi trội ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bỏ qua các yêu sách lãnh thổ hay các yêu sách pháp lý đang găng nhau giữa Trung Quốc và các nước yêu sách ban đầu trong ASEAN, nước Mỹ đề cao nguyên tắc “tự do trên biển cả” và tự do hàng hải thông qua thuật ngữ “các giá trị toàn cầu” gần đây xuất hiện. Do đó Mỹ đã có ngay kế hoạch đổi phó với những bất ngờ sẵn sàng xử lý với bất kỳ khả năng tiềm tàng về xung đột quân sự trên Biển Đông.
Điều này sẽ đưa Trung Quốc đến xung đột trực tiếp với Mỹ nếu Trung Quốc lựa chọn cách thúc đẩy áp dụng các luật biển riêng của mình đối với việc mở rộng yêu sách trên Biển Đông và Mỹ thì cố tình thách thức và vi phạm chúng.
Xét về sự đánh giá thực chất có thể xác nhận ràng sự củng cố rõ ràng của Trung Quốc chống lại các giải pháp xử lý xung đột xuất phát từ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với ý nghĩa quan trọng trong tính toán chiến lược của Trung Quốc nhằm có được hoàn toàn “phong tỏa biển” và “kiểm soát biển” mở rộng trên hầu hết khu vực Biển Đông cho cả chiến lược phòng thủ và tấn công của mình.
Cho nên Trung Quốc luôn quyết tâm chống lại bất kỳ giải pháp giải quyết xung đột nào vì chúng sẽ làm giảm các vị trí quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và địa vị thống trị biển của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.
Thậm chí nếu Trung Quốc bị buộc phải chịu áp lực hiện nay và phải phục tùng tiến trình đa phương giải quyết xung đột, vẫn tồn tại nhiều khả năng Trung Quốc sẽ chỉ vì mục đích hình thức hay vì sự đồng thuận quốc tế, rồi Trung Quốc vẫn dùng chiến thuật câu giờ để làm yếu đi các cuộc thảo luận trong khi Trung Quốc tiếp tục không ngừng nghỉ tăng cường các vị trí chiến lược và vị trí quân sự của mình trên Biển Đông.
Ý nghĩa chiến lược quan trọng của Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Chiến lược đã được bộc lộ rõ của Trung Quốc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần được hiểu để hiểu việc leo thang xung đột của Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Chiến lược này xoay quanh 3 mục đích chiến lược:
Nổi lên là một nước mạnh nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với việc thống trị khu vực Tây Thái Bình Dương như là bước đi đầu tiên nổi lên ngang bằng về chiến lược với Mỹ dẫn đến việc loại bỏ sự hiện diện quân sự tiền tiêu của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Quyền bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông cùng với biển Hoa Đông vì thế đã nổi lên như là một nhu cầu chiến lược cấp thiết của Trung Quốc để đạt được những mục đích cuối cùng như đã nói ở trên.
Mở rộng khu vực biển ở Biển Đông kết nối với Ấn Độ dương và Thái Bình Dương và đi ngang qua Biển Đông là các tuyến đường hàng hải quan trọng sống còn với ý nghĩa quyết định không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế mà còn liên quan đến khía cạnh quân sự trong bối cảnh có sự kình địch giữa các nước trên toàn cầu cũng như ở Châu Á. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines có những quyền lợi lớn trên Biển Đông, sau đó là Ấn Độ, Úc và Nga cũng vậy.
Nhưng sự kình địch chính yếu nhất và sự tranh giành mang tính xung đột trên khu vực Biển Đông tập trung vào Trung Quốc và Việt Nam, nước được coi là người sở hữu đầu tiên nhưng đã bị đẩy ra khỏi quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
Khả năng Trung Quốc biến đổi Biển Đông thành cái mà có thể gọi hay nhất là “biển đảo Trung Quốc” nhằm đạt được các mục đích của chiến lược tổng thể cho thấy một sự giải thích logic về sự tiếp tục không ngừng nghỉ của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xung đột và chính sách bên miệng hố chiến tranh trên Biển Đông thời gian qua đồng thời với việc sáp nhập hành chính quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào đại lục Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên kết với nhau rất rõ ràng, với vị trí địa lý chiến lược và rất thẳng hàng trên Biển Đông để phát triển các cơ sở quân sự trên các đảo này, nhưng với sự trải dài các khu vực biển rộng lớn, kết hợp với việc phát triển các cơ sở quân sự trên các đảo đã cho phép Trung Quốc thiết lập sự thống trị của hải quân đổi với hầu hết Biển Đông.
Ý nghĩa chiến lược tương đối của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong tính toán chiến lược của Trung Quốc cũng cần phải được nhấn mạnh vì chiến lược này liên quan đến sự tuân thủ của Trung Quốc, mặc dù rất không chắc chắn, đối với các tiến trình giải quyết xung đột.
Quần đảo Hoàng Sa giờ đây đặt dưới sự kiểm soát quân sự đầy đủ của Trung Quốc kể từ năm 1974 sau khi Trung Quốc dùng quân sự đuổi Việt Nam ra khỏi quần đảo thuộc bộ phận tây bắc Biển Đông. Hoàng Sa nằm gần căn cứ hải quân chính của Trung Quốc trên đảo Hải Nam nơi có các tầu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc đặt ở căn cứ hải quân Tam Á.
Trung Quốc phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự trên diện rộng ở Hoàng Sa nhằm phục vụ 2 mục đích chiến lược của Trung Quốc. Hoàng Sa trong tay các đối thủ của Trung Quốc sẽ được sử dụng như là căn cứ hải quân tiền phương để kiềm chế căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam cũng như tiến hành các hoạt động gần bờ chống lại vùng duyên hải của Trung Quốc.
Hoàng Sa dưói sự chiếm đóng quân sự của Trung Quốc cho phép Trung Quốc mở rộng cú đấm hải quân nhiều hơn vào vùng biển Thái Bình Dương. Nó cũng cho phép Trung Quốc có quyền thống trị với các tuyến hàng hải trên biển Đông có xu hướng đi sát các nước có biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương để tránh các đảo rải rác trong quần đảo Hoàng Sa.
Liên quan đến Việt Nam, việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa với các đường băng và căn cứ hải quân cho phép Trung Quốc có những hoạt động quân sự bên sườn của lực lượng quân sự Việt Nam trong trường hợp có đụng độ quân sự trong tương lai.
Mặt khác quần đảo Trường Sa tuy có hơi xa hơn bờ biển Trung Quốc, nhưng có ý nghĩa chiến lược quan trọng với Trung Quốc ở chỗ trung tâm chỉ huy đóng ở Biển Đông cho Trung Quốc đòn bẩy quân sự để kiểm soát biển trên các vùng biển rộng lớn trên Biển Đông và sự khống chế mật độ lưu thông hàng hải đông đúc đi ngang qua vùng biến này.
Hơn thế nữa, kiểm soát quân sự trên quần đảo Trường Sa trao cho Trung Quốc những lợi thế quân sự đáng kể để thực hiện các chiến lược phòng thủ và tấn công trong năng lực hải quân biển xanh đang tiến triển nhanh chóng và sự phô diễn sức mạnh.
Biển Đông dưới quyền bá chủ về chiến lược và quân sự của Trung Quốc cho phép Trung Quốc siết chặt tĩnh mạch của các đồng minh quân sự của Mỹ trong khu vực Tây Thái Bình Dương và tác động đến việc Mỹ điều chuyển sự có mặt quân sự tới khu vực Tây Thái Bình Dương.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS/AMTI |
Biển Đông: Ý nghĩa chiến lược chống lại tranh cãi về ý nghĩa kinh tế.
Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc nhằm giành được vị thế bá chủ hoàn toàn đối với Biển Đông.
Kế hoạch giành lấy vị thế bá chủ hoàn toàn trên Biển Đông của Trung Quốc là một kế hoạch đã tiến hành từ thấp đến cao từ một giai đoạn và dường như đã bao gồm hai giai đoạn khác nhau và cả hai đã quyết dinh các năng lực quân sự riêng của Trung Quốc và môi trường an ninh toàn cầu và an ninh khu vực nổi lên liên quan đến khoảng trống quyền lực tại một thời điểm nhất định, mà Trung Quốc có thể tận dụng.
Hai giai đoạn chiếm đóng Hoàng Sa được nối tiếp bởi khoảng trống hơn một thập kỷ sau đó để chiếm Trường Sa có thể được phân tích là Trung Quốc cần có thời gian để xây dựng năng lực hải quân để duy trì kiểm soát quần dảo Trường Sa xa xôi.
Chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa và sau đó nhanh chóng củng cố thành tiền đồn và tạo ra các cơ sở hạ tầng quân sự để từ đó Trung Quốc có thể thực hiện sự thống trị của mình trên Biển Đông.
Khi đã đạt được điều này thì bước tiếp theo của Trung Quốc là bổ sung tính pháp lý của sự kiểm soát của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển trên Biển Đông và để củng cố sự quản lý bằng luật pháp thông qua các luật khác nhau như “Luật của nước CHND Trung Hoa về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp” năm 1992 và việc thành lập thành phố huyện đảo Tam Sa tháng 11 năm 2007.
Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng tiến hành chiến thuật tương tự đối với Philippines bắt đầu từ việc chiếm đóng quân sự Bãi Vành Khăn năm 1995 và các đụng độ hiện nay với Philippines đối với các đảo, đá trên Biển Đông đang trở nên gay gắt.
Sau khi sáp nhập bằng quân sự và hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tạo ra “việc đã rồi” đối với khu vực và thế giới. Trung Quốc giờ đây dường như có ý định mở rộng sự kiểm soát biển đối với toàn bộ Biển Đông thông qua các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu của hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận và gần đây có bao gồm cả tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Thông điệp chính mà Trung Quốc muốn chúng minh với thế giới rằng các vùng biển mở rộng trên Biển Đông là các vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và vì thế Trung Quốc có sức mạnh quân sự để duy trì kiểm soát cùng với luật pháp để điều hành hợp pháp các hoạt động trên Biển Đông.
Các tin tức gần đây cho thấy Trung Quốc đã mở rộng chiến lược này để bao gồm bộ phận phía Nam của Biển Đông, động đến đảo Natuna của Indonesia. Indonesia lập tức chỉ ra rằng đường chín đoạn của Trung Quốc đang đụng chạm đến chủ quyền biển của nước này. Đây là điều không bình thường vì xưa nay Indonesia rất kiềm chế và thường lặng thinh trong phản ứng của mình đối với yêu sách của Trung Quốc. Giờ đây Indonesia cũng bắt đầu quá trình muộn màng tăng cường sức mạnh hải quân của mình.
Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc có thể thể hiện tốt nhất như một chiến lược gia đã mô tả một cách thích hợp là “chiến lược lát cắt Salami” và đây là điều anh ta phải nói: “Thế còn đối với một đối thủ sử dụng ‘ lát cắt salami’một sự tập hợp chậm rãi các hành động nhỏ, không hành động nào trong đó có thể trở thành biến cố khai mào cho cuộc chiến, những cái gì luôn được bổ sung theo thời gian để trở thành sự thay đổi chiến lược ? Mục đích của Bắc Kinh thông qua “lát cắt salami” là dần dần tích tụ qua các cuộc tấn công nhỏ nhưng liên tục, bằng chứng của sự hiện diện lâu dài trong vùng lãnh thổ yêu sách, với mục đích yêu sách đó làm tổn hại đến các quyền về kinh tế của tầu bè và máy bay qua lại vùng được coi là giá trị chung của thế giới. Với cách tạo ra sự kiện mới trên cơ sở có săn một cách chậm chạp nhưng thông qua tích lũy, Trung Quốc hy vọng xác lập yêu sách của mình bằng thực tế và bằng ỉuật”. (Robert Haddick, Tạp chí chính sách đối ngoại, 2/4/2012).
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Triển vọng giữa năm 2014.
Giải pháp giải quyết xung đột các tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giữa năm 2014 không xuất hiện như một cơ hội dễ thấy. Ngược lại viễn cảnh làm cho giải quyết xung đột trên Biển Đông vẫn còn lơ lửng đâu đó là do Trung Quốc vẫn cố tình tiếp tục “chiến lược lát cắt salami” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tiếp tục mở rộng Idem soát biển trên Biển Đông.
Trung Quốc vẫn khăng khăng kiên trì cho rằng xung đột trên Biển Đông không có và không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN và vì thế hoàn toàn loại bỏ bất cứ cuộc đối thoại nào với ASEAN nhằm giải quyết xung đột. Trong khi khăng khăng gắn với “khuôn khổ đối thoại song phương” Trung Quốc đang tăng cưòng khái niệm rằng không có không gian tồn tại cho bất kỳ giải pháp đa phương giải quyết xung đột ở Biển Đông như yêu cầu của các nước yêu sách Đông Nam Á.
Đáng lo thay, trong tranh chấp biển Hoa Đông liên quan đến đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Trung Quốc tiến hành gây leo thang xung đột bằng việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên khu vực rõ ràng là biển quốc tế, có vẻ như Trung Quốc đang thử phản ứng của Mỹ đối với chính sách khiêu khích bên miệng hố chiến tranh của mình trên vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Diễn biến trên đây cần được xem xét, theo thuật ngữ viễn cảnh, như một hành động dạo đầu cho việc tuyên bố vùng ADIZ tương tự trên Biển Đông.
Đáp trả những khiêu khích của Trung Quốc, trong chuyến thăm các đồng minh của Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố bằng từ ngữ chắc chắn rằng các cam kết của Mỹ với Nhật Bản và Philippines là “bất biến” và bao gồm quần đảo Senkaku và quần đảo Trường Sa. Hơn nữa, Mỹ còn ký với Philippines Hiệp ước tăng cường quốc phòng.
Sau các tuyên bố của Mỹ, Trung Quốc tỏ ra không nao núng với việc hạ đặt giàn khoan dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tháng này và có các vụ việc khiêu khích Philippines.
Do vậy, trong giữa năm 2014, những nhìn nhận đáng chú ý nhất nổi lên qua những sự kiện ở trên có thể được tóm tắt như sau:
Leo thang nguy cơ xung đột ở Biển Đông có khả năng xảy ra nhiều hơn so với việc giảm nguy cơ xung đột.
Chiến lược mới của Trung Quốc tập trung vào việc giành quyền kiểm soát hoàn toàn đối với khu vực Biển Đông.
Trung Quốc không có ý sẵn sàng tuân thủ bất kỳ biện pháp trung gian trọng tài của Tòa án quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế.
Sự câm lặng của các nước ASEAN về các xung đột trên Biển Đông vẫn tồn tại.
Đối với Mỹ và Nga: Đã đến lúc phải có thái độ vô tư mang tính chiến lược đổi với việc leo thang xung đột ở Biển Đông.
- Triển vọng về liên minh Châu Á đang nổi lên để đáp ứng với sự dè dặt thận trọng của Mỹ và Nga đối với tranh chấp ở Biển Đông, leo thang nguy cơ xung đột ở Biển Đông, có khả năng xảy ra nhiều hơn so vói việc giảm nguy cơ xung đột.
Tính toán chiến lược của Trung Quốc ra mệnh lệnh cho việc khống chế hoàn toàn Biển Đông, cho cả chiến lược phòng thủ và tấn công.
Kiểm soát hoàn toàn Biển Đông cần dẫn đến việc không những củng cố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn phải giành thêm các đảo hiện đang do Việt Nam và Philippines chiếm giữ.
Chiến lược tương tự sẽ cũng bao gồm việc thiết lập ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông và một số quy định giới hạn hàng hải phải được áp dụng bằng sức mạnh đang tăng lên của hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Hoa.
Do vậy, leo thang xung đột trên Biển Đông sẽ là kịch bản khả thi hơn so với việc xuống thang xung đột hay giảm thiểu rủi ro trong tương lai gần.
Trong việc đẩy lên chính sách bên miệng hố chiến tranh do Trung Quốc khởi xướng ở khu vực Biển Đông thì thậm chí chỉ một tính toán sai lầm nhỏ của Trung Quốc sẽ dẫn đến xung đột vũ trang với Philippines hay Việt Nam và có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ, làm tăng thêm nguy cơ leo thang xung đột.
Đáng chú ý là xung đột chính yếu trong Biển Đông sẽ tập trung chính vào Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam là tường thành duy nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông và Trung Quốc chắc chắn sẽ tập trung mọi sức mạnh quân sự để khuất phục Việt Nam nếu Trung Quốc muốn thống trị hoàn toàn khu vực Biển Đông.
Chiến lược mới của Trung Quốc tập trung vào việc giành quyền kiểm soát hoàn toàn đối với khu vực Biển Đông
Việc dùng vũ lực để giành lấy quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ Việt Nam là những bước đi ban đầu trong trong nước cờ cuối của Trung Quốc nhằm giành được sự kiểm soát hoàn toàn trên Biển Đông.
Với việc củng cố sự hiện diện quân sự trên các quần đảo dưới hình thức làm đường băng, cầu tầu, thiết lập hệ thống giám sát quân sự và các kho hậu cần, Trung Quốc giờ đây cảm thấy bạo dạn trong việc giành vị thế bá chủ hoàn toàn trên Biển Đông.
Điều này hiện đang được vận hành dưới hình thức hải quân sẵn sàng chiến đấu và tuần tra bằng máy bay trên Biển Đông và một số diễn tập quân sự lớn có sự tham gia của tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Vì thế Trung Quốc đã cho thấy hình dáng rõ rệt của tuyên bố rằng Biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc và nước này sẵn sàng lao vào cuộc chiến để bảo vệ “lợi ích cốt lõi”.
Trung Quốc không có ý sẵn sàng tuân thủ bất kỳ biện pháp trung gian trọng tài của Tòa án quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế.
Đã có đủ quan điểm lập trường được viết ra theo chủ đề phân tích đánh giá về Biển Đông và đã được tranh luận trong các hội thảo quốc tế liên quan đến các cử chỉ mang tính chống đối của Trung Quốc không tự mình tuân thủ bất kỳ tiến trình nào.
Thậm chí trong các trường hợp khi tòa án quốc tế tuyên bố một phán quyết chống lại Trung Quốc theo đề nghị của bất kỳ bên tranh luận nào, phán quyết đó cũng không được thực thi và cách giải quyết như vậy nổi lên như một sự lựa chọn không tồn tại được đối với bên tranh luận đó.
Sự câm lặng của các nưóc ASEAN về các xung đột trên Biển Đông vẫn tồn tại.
Xem xét một số tuyên bố và thông cáo chán ngắt từ những cuộc họp cấp cao ASEAN gần đây đã để lộ sự miễn cưỡng lộ liễu khi phải có những ý kiến tham khảo mang tính phê phán việc leo thang xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông chống lại một thành viên của mình, triển vọng ASEAN có thể có quan điểm thống nhất và vững chắc chống lại Trung Quốc về vấn đề này luôn ảm đạm.
Đối với Mỹ và Nga: Đã đến lúc phải có thái độ công bằng mang tính chiến lược đối với việc leo thang xung đột ở Biển Đông.
Sự leo thang nguy cơ xung đột trên Biển Đông như một điểm nóng dễ bùng phát ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương giờ đây là một thực tế đã xác lập có ảnh hưởng tới khu vực và quốc tế. Chính sách bên miệng hố chiến tranh chuyển thành xung đột vũ trang trở thành triển vọng lơ lửng.
Việc thẩm định chiến lược về nguy cơ leo thang xung đột do Trung Quốc tiến hành chỉ ra rằng cả Mỹ và Nga cũng vậy không thể trở thành người đứng ngoài cuộc thụ động trước tình huống này. Cả Mỹ và Nga đều lần lượt nhanh chóng có những xoay trục riêng tới vùng Châu Á Thái Bình Dương. Rõ ràng cả Mỹ và Nga đều cảm nhận các lợi ích chiến lược về an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông có thể xảy ra xung đột.
Vì thế Mỹ và Nga cả hai cần loại bỏ những cử chỉ khoa trương đối với xung đột Biển Đông. Mỹ và Nga phải biết rằng đã đến lúc cả hai phải thực sự và đòi hỏi mạnh mẽ về “đường đỏ” mà Trung Quốc không được vượt qua trong việc leo thang xung đột ở Biển Đông. Hơn nữa từng nước Mỹ và Nga sẽ phải dựa mạnh vào Trung Quốc để tuân thủ các tiến trình giải quyết xung đột ở Biển Đông.
Triển vọng về liên minh Châu Á đang nỗi lên đối phó với sự dè dặt thận trọng của Mỹ và Nga đối với tranh chấp ở Biển Đông.
Triển vọng về liên minh Châu Á đang nổi lên đối phó với sự dè dặt thận trọng của Mỹ và Nga đối với tranh chấp ở Biển Đông không thể loại bỏ khi nói đến triển vọng đó. Liên minh đó có thể kết thành một khối xung quanh các nước lớn ở Châu Á như Ắn Độ và Nhật Bản.
Là các nước lớn ở Châu Á, Nhật Bản và Ấn Độ có những lợi ích quan trọng đối với an ninh và ổn định trong khu vực Biển Đông. Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều có các tranh chấp với Trung Quốc và trong nhận thức của họ về các mối đe dọa, mối Đe dọa Trung Quốc hiện ra rõ ràng.
Việt Nam là nước trung tâm ở Đông Nam Á đang đấu tranh mạnh mẽ với việc leo thang xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông. Thật có ý nghĩa vì Việt Nam có mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và quan hệ an ninh với Nhật Bản đang tăng lên.
Nhật Bản và Ấn Độ có mối quan hệ đối tác chiến lược đang tiến triển tốt sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc. Xét về triển vọng điều này có thể thành hạt nhân.
Đài Loan đưa quân tới Đông Sa nhằm tăng cường năng lực phòng thủ Theo CAN, ngay sau khi Kyodo News loan tin quân đội Trung Quốc sắp tiến hành tập trận vào tháng 8 với kịch bản chiếm quần đảo ... |
Nhận diện mối nguy từ việc quân sự hóa hải cảnh của Trung Quốc Việc dự kiến sửa luật để hải cảnh có thể cùng quân đội tham gia các chiến dịch chung nếu xảy ra chiến tranh cho ... |
Luật pháp hay chiến tranh: Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của Jerome A. Cohen là giáo sư và là đồng viện trưởng tại Viện Luật pháp ... |