Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
09:59 | 22/06/2020 GMT+7

Luật pháp hay chiến tranh: Hãy để cơ chế tòa án làm dịu các tranh chấp ở châu Á

aa
Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài phát biểu của Jerome A. Cohen là giáo sư và là đồng viện trưởng tại Viện Luật pháp Mỹ - Châu Á ở Khoa Luật, Đại học New York tại Hội thảo quốc tế Trường Sa - Hoàng Sa sự thật lịch sử.
kien quyet giai quyet tranh chap tren bien dong theo luat quoc te Kiên quyết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo Luật quốc tế
hoi luat quoc te viet nam tra loi thu cua chu tich hoi luat quoc te trung quoc Hội Luật quốc tế Việt Nam trả lời thư của Chủ tịch Hội luật quốc tế Trung Quốc
1307 bien dong
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP)

Chúng ta đều biết rằng rất nhiều tranh chấp trên Biển Đông rất phức tạp không thể giải quyết bằng các giải pháp giản đơn. Ít nhất thì cũng phải có nhiều phương cách giải quyết tranh chấp sẽ cần thiết để xử lý trong các thời điểm khác nhau, khu vực khác nhau và với các vấn đề khác nhau. Về nguyên tắc, đương nhiên thương thảo, song phương hay đa phương luôn là tối ưu. Nhưng, chúng ta đều biết là thương thảo có những giới hạn của nó và cần phải bổ sung.

Xin coi phần trình bày ngắn gọn của tôi hôm nay như một lời đề nghị với các nước đang tranh chấp hãy dành ưu tiên cao hơn về vai trò phán xét và trọng tài quốc tế có thể áp dụng và trong quá trình tìm kiếm giải pháp.

Tất nhiên, tôi rất quen với sự từ chối thường thấy của các quốc gia nhất là các cường quốc, trong đó có Mỹ, tỏ ra bực bội với kết quả của những tranh chấp lớn qua việc cho phép một bên thứ ba vô tư đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy vậy, tình hình cũng như quan điểm có thể đem lại thay đổi và tôi tin tưởng đã đến lúc các người chơi chính ở Biển Đông cần thừa nhận, như Philippines đã làm, trong một số hoàn cảnh họ phải đương đầu, là tận dụng phương cách liên quan đến quyết định không thiên vị của bên thứ ba có thể có tác dụng đến những rủi ro.

Tôi tin rằng tình hình nguy hiểm hiện nay đang tăng lên trong đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Những Bắc Kinh chính vì vậy, được biết là từ chối đàm phán về yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa, vấn đề mấu chốt là tâm điểm của tranh chấp ngoài khơi.

CHND Trung Hoa và Việt Nam đã đàm phán thành công về các tranh chấp biên giới trong Vịnh Bắc Bộ và biên giới trên đất liền. Nhưng Trung Quốc, kẻ chiếm Hoàng Sa lại cho rằng chủ quyền đối với quần đảo này không được mở ra để bàn bạc. Trung Quốc từ chối không công nhận việc hiện hữu của một sự “tranh chấp” đối với Hoàng Sa vì họ đã tuyên bố “chủ quyền không tranh cãi” đối với quần đảo. Tình hình này cũng giống quan điểm của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang chiếm giữ, cũng loại trừ trung gian hòa giải, thậm chí cả vai trò của ASEAN, cứ cho là ASEAN đã chuẩn bị cố gắng như vậy.

Rất nhiều nhà quan sát đã gợi ý rằng các bên liên quan có thể giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng cách tạm gác lại nhưng sẽ đồng ý cùng khai thác nguồn tài nguyên được cho là có giá trị dưới đáy biển ngoài khơi. Nhưng ý tưởng này thường dễ dàng hơn nhiều khi gợi ý hơn là thực hiện, chính xác là bởi vì những bất đồng sâu sắc và sự không tin cậy do các yêu sách lãnh thổ đối kháng nhau.

Thực vậy, thất bại rõ ràng trong thỏa thuận Trung – Việt năm 2011 và 2013 kêu gọi hợp tác cùng phát triển đã minh chứng sinh động cho sự thật này. Mặc dù thỏa thuận ngắn gọn 2011 nhấn mạnh rất nhiều lần rằng hợp tác sẽ giới hạn với những vấn đề “liên quan đến biển”, sự hợp tác đó đã không thực hiện được bởi vì vấn đề quan trọng nhất “liên quan đến biển” lại chính là chủ quyền đối với vùng đất cận kề!

Thiên về sử dụng vũ lực, có vẻ như sắp xảy đến, dường như đang lôi cuốn cả hai bên, nhất là với Trung Quốc, kẻ đã dùng vũ lực giành lấy quyền kiểm soát đảo Trường Sa năm 1988. Giờ đây Trung Quốc đã lớn mạnh hơn nhiều về sức mạnh quân sự và càng ngày càng quyết đoán với những yêu sách ở Biển Đông, chống lại không những Việt Nam mà cả các nước trong khu vực.

Chính vì thế mà Philippines, tháng 1 năm 2013, trong hoàn cảnh giống như Việt Nam hiện nay, đã quyết định bắt đề xuất cơ chế trọng tài để chống lại Trung Quốc trên cơ sở hệ thống giải quyết tranh chấp theo UNCLOS mà Trung Quốc, Philipines cũng như Việt Nam cam kết tuân thủ. Nhằm tự bảo vệ mình trước các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc, Philipines đã quay sang luật quốc tế, không phải chỉ là một phương tiện lý thuyết để làm chặt chẽ hơn và đứng vững hơn vị thế ngoại giao của mình mà đó còn là cách để có được một quyết định vô tư đối với tranh chấp giữa hai nước.

Luật quốc tế luôn luôn là thứ vũ khí phòng vệ có giá trị đối với nước yếu hơn là với các nước mạnh, như đế chế Trung Hoa trước đây cảm nhận khi họ du nhập luật quốc tế từ phương tây trong những năm 1860. Các nước láng giềng thông hiểu việc viện dẫn sự phán xét của quốc tế hay trọng tài quốc tế trong các tranh chấp lãnh thổ hay tranh chấp biển mà không thể giải quyết được chỉ qua đối thoại hay ngoại giao, thỉnh thoảng đã được lợi lớn từ việc yêu cầu viện dẫn luật pháp quốc tế. Hơn nữa, qua việc có được một quyết định vô tư có thẩm quyền đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, họ đã tránh được các vụ bạo lực, chiến tranh hay các hậu quả điên cuồng của chủ nghĩa dân tộc được đẩy lên cao, trong khi các trao đổi thương mại, đàu tư, du lịch, văn hóa hay các hình thức hợp tác khác vẫn có thể tiếp tục.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị thường hay lo ngại rằng tòa án vô tư có thể chối bỏ niềm kiêu hãnh mãnh liệt của họ rằng luật quốc tế hoàn toàn ủng hộ quan điểm của dân tộc họ. Đối với họ các rủi ro chính trị trong nước và quốc tế từ một quyết định công bằng dường như không chấp nhận được. Thế nhưng quyết định của bên thứ ba không nhất thiết dẫn đến một quyết định “được ăn cả ngã về không”. Những vấn đề đã không thể giải quyết thông qua đàm phán và phải có những quyết định không thiên vị thì thường không cho kết quả thắng 100% cho bên này hay bên kia mà thường những quyết định có tác dụng kiểu này thường là những thỏa hiệp rất cẩn thận, cân bằng phản ánh sự phức tạp của các yêu sách được cân nhắc. Điều này là sự thật đối với một số phán quyết có thể hình dung được của Tòa án Công lý quốc tế cũng như những phán quyết của các tòa trọng tài quốc tế.

Tháng 10/2012, tôi có đăng một bài tiểu luận của mình trên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong và Thời báo Trung Quốc của Đài Loan, khởi nguồn từ sự đối đầu Trung – Nhật đang tăng lên trên biển Hoa Đông. Lấy tiêu đề là “cách giải quyết khôn ngoan hơn” bài viết đã thúc giục các quốc gia Đông Á chấm dứt các hành động khiêu khích nguy hiểm ăn miếng trả miếng đối với các đảo tranh chấp trước khi sự đối địch, bùng nổ và cho phép một tòa vô tư quyết định về các yêu sách của họ. Trong những lời lẽ cũng giống như đối với tình hình ở Biển Đông, tôi mô tả tình hình ở biển Hoa Đông như sau:

“Những lời thề gây xúc động để bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự quảng cảo một chiều, các cuộc phản đói được tổ chức cẩn thận, các trừng phạt kinh tế gây thiệt hại, các đụng độ nhỏ của các lực lượng ven biển… đang đe họa phá hủy tất cả những gì đã có trong khu vực”.

Tôi thúc giục Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Á khác, rằng nếu như họ không muốn đệ trình các tranh chấp lãnh thổ lên ICJ, để xác lập một tòa khu vực vô tư như một diễn đàn trung lập để quyết định về các tranh chấp lãnh thổ liên quan đến đảo. Tôi nhấn mạnh rằng, thay vì đánh trống ầm ầm khơi dậy chủ nghĩa dân tộc bằng những động thái không tính toán, đã đến lúc cho các quốc gia Đông Á phải giải quyết vấn đề các đảo theo cách chín chắn mà họ thường xử lý với các tranh chấp quốc tế khác. Điều này sẽ chuyển các nguồn lực quốc gia theo tiến trình xây dựng hơn.

Tôi đã thất vọng về những phản ứng không chính thức đối với những gợi ý của tôi từ một số nhà ngoại giao Mỹ trước đây với kinh nghiệm lâu năm ở Đông Á. Họ tranh luận rằng viện dẫn đến các cơ quan pháp lý quốc tế chỉ có thể làm cho các vấn đề trở lên xấu đi. Nhưng thật ngạc nhiên là một tháng sau đó, ngoại trưởng Nhật Bản lúc đó là Koichiro Gemba, đăng một bài trong trang đầu của tạp chí International Herald Tribune khiêu khích Trung Quốc thử kiểm tra yêu sách của họ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng cách đâm đơn kiện Nhật Bản lên ICJ.

Gemba tự hào lưu ý, Nhật Bản đã thể hiện sự tin cậy lớn hơn đối với luật pháp quốc tế hơn là Trung Quốc hay Mỹ thông qua việc chấp nhận các phán quyết bắt buộc của ICJ. Điều này hứa hẹn việc Nhật Bản chấp nhận phán quyết của ICJ đối với bất kỳ kiện cáo nào đối với Nhật Bản bởi một quốc gia khác cũng chấp nhận những phán quyết bắt buộc của ICJ. Nếu Trung Quốc tự tin vào quan điểm pháp lý của mình, Gemba chất vấn, thì tại sao Trung Quốc không kiện Nhật Bản trước ICJ đi?

Tôi thực sự hứng thú về tuyên bố của Gemba, điều dường như cho thấy một bước đi quan trọng đối với cái mà đám bạn bè ngoại giao của tôi đã loại bỏ nó như là gợi ý “không thực tế” hay “không hữu dụng”. Đương nhiên, trước đây Nhật Bản đã tìm kiếm việc kiện Nam Triều Tiên ra trước ICJ trong tranh chấp lâu đời đối với đảo đá gọi là Dokdo/Takesima, nhưng Hàn Quốc, kẻ chiếm đóng vùng lãnh thổ tranh chấp, đã thể hiện sự không quan tâm và không chịu trách nhiệm pháp lý nào để chấp nhận sự phân xử (của ICJ).

Điều đáng nói là trong bài viết của Gemba là, mặc dù Nhật Bản hiện đang chiếm đóng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhưng lại đồng ý ra trước ICJ, không giống như Hàn Quốc. Và, bằng việc ra trước ICJ, Nhật Bản rồi cũng từ bỏ quan điểm không đứng vững nhưng có vẻ chính thức rằng tranh chấp Trung – Nhật không phải là “tranh chấp”.

Bài viết của Gemba cho tôi những hy vọng đầu tiên rằng các quốc gia ngoài Trung Quốc có thể thấy thực chất của việc đưa ra trước tòa án pháp lý quốc tế những tranh chấp ngoài khơi với Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ của ngoại trưởng Gemba đã phải rời chính trưởng nhường cho chính phủ của Thủ tướng Abe, và tôi nghi ngại rằng, cứ cho là Thủ tướng Abe có tiếng là người theo chủ nghĩa dân tộc, rằng chính quyền của ông ấy sẽ tiếp thu tuyên bố của Gemba, ngạc nhiên là thu hút rất ít sự quan tâm.

Tiếp theo là bước phát triển đáng kinh ngạc. Tháng 1 năm 2013 Philippines tuyên bố họ đang bắt đầu sử dung cơ chế trọng tài chống lại Trung Quốc thông qua có thể giải quyết tranh chấp của UNCLOS trong một loạt các vấn đề ở Biển Đông liên quan đến việc vận dụng Công ước.

Không giống như tuyên bố của Gemba, nhiều nhất là một sự dám sát trong ngoại giao không chính thức, mặc dù là một cường quốc, hành động của Philippines là một thách thức pháp lý chính thức chống Trung Quốc. Họ yêu cầu Trung Quốc giải thích về các quyền của Bắc Kinh theo UNCLOS kể cả mối liên quan giữa UNCLOS với cái đường 9 đoạn rõ ràng là quá đáng và mơ hồ. Nhờ những hành động liều lĩnh quả cảm này của Philippies, mà ý tưởng là các nước láng giềng của Trung Quốc có thể tự bảo vệ mình bằng cách viện dẫn luật pháp quốc tế trước một tòa quốc tế vô tư bất thình lình đã tham gia vào đời sống thế giới.

Đương nhiên là tôi thất vọng, nhưng không ngạc nhiên khi CHND Trung Hoa từ chối chấp nhận thách thức sử dụng cơ chế trọng tài của UNCLOS. Bên bị đơn trong các tòa trọng tài của UNCLOS thường xuất hiện trước tòa nhằm cự tuyệt vụ kiện chống lại họ, bao gồm cả việc tuyên bố trọng tài không đủ thẩm quyền. Đáng buồn là Trung Quốc đã quyết định làm quan tòa cho chính vụ kiện của mình và từ chối trả lời đòi hỏi của Philippines.

Thật may mắn các quy định của UNCLOS đã trù định những tình huống này và cho phép tòa trọng tài tiếp tục và kết thúc ngay cả trong trường hợp thiếu vắng bên bị đơn. Nếu tòa phải quyết định rằng tòa có thẩm quyền xét xử đối với bất kỳ vấn đề gì đưa ra trước tòa, và chính Philippines chứng minh được trường hợp của mình liên quan đến vụ kiện. Trung Quốc lúc bấy giờ sẽ phải quyết định hoặc là tôn trọng phán quyết của tòa hoặc là gánh chịu sự lên án của cộng đồng quốc tế khi chối bỏ nó.

Xét mức độ tòa cho rằng có thể phán xét được, tòa sẽ phải đưa ra lời hứa sẽ thẩm tra các điều khoản quan trọng của UNCLOS. Ví dụ, các yêu sách lịch sử như yêu sách mà Trung Quốc dường như đòi hỏi, sẽ dựa vào đâu để duy trì UNCLOS? Và điều gì sẽ là sự sát hạch pháp lý thực sự theo Điều 121 của UNCLOS để phân biệt giữa “đảo”, có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, và “đã” được phép có lãnh hải? Trả lời cho các câu hỏi này không những giải quyết một số quốc gia khác ở Châu Á hay chỗ khác, mà đang phải đối mặt với những vấn đề giống vậy.

Sáng kiến của Philippines làm cho tôi hy vọng rằng các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi những yêu sách ngoài biển của Trung Quốc theo cái cách thô bạo mà họ phải hứng chịu sẽ có những hành động tương tự. Nhật Bản là ứng viên rõ ràng cho vấn đề này. Thay vì dựa chỉ vào nên tảng ấn tượng về sự tự vệ của mình, hiệp ước an ninh Mỹ và những trừng phạt kinh tế có thể hay các biện pháp khác để chống lại yêu sách của Trung Quốc, chính quyền Abe vẫn duy trì sự lựa chọn thực hiện cách đi ban đầu của Gemba, không những liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà còn liên quan đến quan hệ Trung – Nhật về các vấn đề của UNCLOS ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng do đến nay Nhật Bản vẫn im lặng. Chúng ta hiểu sự im lặng này là như thế nào?

Điều thú vị là ngày 1/4/2014, một số chuyên gia cho tôi biết là ngược lại với những điều mà các nhà quan sát ở Mỹ và Châu Á tin vào, tuyên bố của Gemba không phải chỉ là sáng kiến của ông ấy. Nó cũng không phải chỉ là một động thái liên quan đến công chúng của một chính trị gia sắp rời nhiệm sở. Hơn thế nữa, họ còn cho rằng đây là một yêu cầu chính thức được cân nhắc kỹ lưỡng, theo đề nghị của Gemba và đã được các chuyên gia pháp lý trong BNG cung cấp cho ông ấy. Điều này đã cho tôi thấy vị trí của đề xuất của Gemba, mà tôi chưa thấy Trung Quốc phản ứng gì, là một vấn đề có tầm quan trọng lớn hơn.

Mới đây, khi được hỏi về tình hình tuyến bố của Gemba, một quan chức ngoại giao cao cấp của Nhật nhấn mạnh trong một cuộc trao đổi không thể quy cho ông ấy, rằng chính quyền Abe không bề bác bỏ quan điểm của ông Gemba. Ông ta dám chắc rằng điều này có nghĩa rằng tuyên bố đó chính là chính sách chính thức của chính phủ Nhật Bản. Tại một cuộc họp sau đó của tổ chức Xã hội Nhật Bản tại New York, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoriko Kawaguchi cũng trả lời câu hỏi trên theo cách tương tự.

Ngoài việc đề xuất Trung Quốc và Nhật Bản có thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ trước ICJ, Nhật Bản còn có lựa chọn khác về biển Hoa Đông liên quan đến Trung Quốc. Nhật Bản có thể tìm kiếm quyết định của tòa án UNCLOS về các vấn đề pháp lý quan trọng khác về biển liên quan đến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, ví dụ như theo khoản 3 Điều 121 của UNCLOS, cấu trúc đang tranh cãi có thể được coi là “đá” chỉ được quyền có lãnh hải 12 hải lý hay là “đảo” có quyền có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Quyết định rằng việc chúng chỉ là “đá” sẽ làm giảm đáng kể ý nghĩa kinh tế và thậm chí là chính trị của tranh chấp lãnh thổ liên quan đến ai chiếm hữu chúng. Điều này sẽ là một đóng góp đang khích lệ cho tiến trình cuối cùng giải quyết tranh chấp.

Nhật Bản cũng có một sự lựa chọn cho Biển Đông ngoài lựa chọn cho biển Hoa Đông. Mặc dù thực tế Nhật Bản không có biên giới với Biển Đông, nhưng Nhật Bản có lợi ích to lớn trong việc duy trì tự do hàng hải trong vùng biển này, sống còn với giao thương và an ninh của Nhật Bản, và cả việc mở rộng sự tiếp cận của Nhật Bản đối với nguồn lợi kinh tế của khu vực này. Việc chứng minh cho yêu sách “đường chin đoạn” của Trung Quốc, cho dù phạm vi chính xác là bao nhiêu, ít nhất cũng sẽ mở rộng tối đa một vùng được coi là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, và Trung Quốc thể hiện là các đụng độ với tầu và máy bay do thám của Mỹ, đã đòi những quyền lực to lớn đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tôi đề xuất Nhật Bản hãy cân nhắc sử dụng tòa trọng tài của UNCLOS để thách thức “đường chín đoạn” vì Mỹ cũng có lợi ích lớn trong cả tự do hàng hải trong Biển Đông và quyền tiếp cận các nguồn lợi kinh tế. Thật không may, vì chưa tham gia UNCLOS nên Mỹ bị loại ra khỏi việc tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thậm chí kể cả khi gần đây Tổng thống Obama nói với Tổng thống Aquino rằng Mỹ “ủng hộ quyết định của Philippines theo đuổi cơ chế trọng tài quốc tế liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông”. Chắc chắn là Mỹ sẽ kiện Trung Quốc trước ICJ trên cơ sở này, nhưng Trung Quốc không chịu chấp nhận phán xét liên quan đến ICJ. UNCLOS không giống như ICJ thường đưa ra khả năng thực tế hơn, nhưng không chắc chắn về khả năng có được một quyết định ràng buộc chống lại một Trung Quốc luôn quyết tâm chống lại sự phân xử của bên thứ ba và cơ chế trọng tài, giống như vụ kiện của Philippines đã cho thấy.

Hy vọng của tôi là sự bùng phát vừa qua với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ngoài khơi Hoàng Sa sẽ cung cấp cho Mỹ động cơ chính trị trong nước đủ để thúc giục Thượng viện “tư vấn và chấp thuận” đối với việc Mỹ tham gia UNCLOS. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo mãnh mẽ hơn là cái mà Tổng thống Obama thể hiện liên quan đến vấn đề này.

Việt Nam thì sao? Vì nhiều lý do, điều này khó hơn nhiều đối với Việt Nam hơn là Philippines, Nhật Bản và Mỹ để tìm kiếm sự trợ giúp của tòa án quốc tế liên quan đến đòi hỏi chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, những tuyên bố chính thức mới đây cho thấy, trên cơ sở xung đột đáng ngạc nhiên và vẫn đang diễn ra về giàn khoan ngoài khơi, chính phủ Việt Nam đang tiến gần hơn sự lựa chọn này. Tiến trình này có thể giúp xoa dịu những người phản đối trong nước, bị cấm thể hiện bằng bạo lực các chính kiến của mình. Ví dụ như một báo cáo gần đây của Reuters đã dẫn lời một nhà yêu nước Việt Nam nói rằng “chúng tôi đã ký thư yêu cầu chính phủ đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sau đó đã gây sự chú ý của thế giới về vấn đề này. Ngày 22/5 trong một trả lời bằng văn bản cho hãng AP trong chuyến thăm Manila mang tính biểu tượng được công bố rộng rãi thể hiện sự đoàn kết chính trị với Philippines khi đương đầu với Trung Quốc, ông nói: “Giống như nhiều nước khác, Việt Nam đang cân nhắc các biện pháp bảo vệ khác nhau, bao gồm cả các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế”. Ông Dũng không chỉ ra biện pháp pháp lý nào đang được cân nhắc, nhưng trong cuộc họp báo với Tổng thống Aquino cùng ngày, ông đã tuyên bố: “Tổng thống và tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình cực kỳ nguy hiểm hiện nay do rất nhiều hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”. Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã công khai thúc giục Việt Nam “cân nhắc tính đến các phương tiện pháp lý sẽ đẩy mạnh lợi ích dân tộc” và một số tuyên bố gần đây cho thấy Việt Nam có thể sẽ hoặc tham gia cùng với vụ kiện của Philippines hoặc khởi xướng vụ kiện của mình thông qua cơ chế trọng tài của UNCLOS.

Đương nhiên là Việt Nam phải cân nhắc ít nhất là hai hành động pháp lý quốc tế khác nhau, giống như Nhật Bản, Việt Nam có thể chọn một trong hai hoặc cả hai, dựa trên những vấn đề Việt Nam muốn theo đuổi.

Ví dụ nếu Việt Nam muốn sử dụng sự phân xử để củng cố thách thức của mình với Trung Quốc về việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa, nếu như các bên liên quan không đồng ý sử dụng cơ chế khác, thì đòi hỏi của Việt Nam sẽ phải đưa ra trước ICJ. Như chúng ta đã biết, chủ quyền lãnh thổ nói chung không được coi là vấn đề của UNCLOS.

Trung Quốc chắc chắn sẽ không đồng ý để ICJ tham gia vì giống như thực tế của UNCLOS, Trung Quốc đã không cam kết chấp nhận sự phán xét của ICJ trong tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam có thể thấy là việc đang làm khi viện dẫn sự trợ giúp của ICJ, không những là để xoa dịu dư luận trong nước, mà còn thể hiện cho thế giới thấy mong muốn chân thành của mình về một giải pháp hòa bình, công bằng.

Sự chân thành của Việt Nam sẽ trở lên rõ ràng hơn nếu Việt Nam công khai sự sẵn sàng của mình, lên quan đến vấn đề khởi kiện, để cũng đưa ra ICJ phân xử về yêu sách của chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, bao gồm cả các đảo và các cấu trúc khác mà Việt Nam hiện đang chiếm đóng. Trung Quốc, kẻ đang chiếm Hoàng Sa luôn muốn tránh các tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa, cũng giống như Nhật Bản cho đến tận bây giờ vẫn từ chối có “tranh chấp” đối với Senkaku, và như Hàn Quốc cũng từ chối sự phân xử của ICJ đối với Dokdo.

Như chúng ta nhìn nhận một cách rộng hơn, Trung Quốc cho đến nay luôn bác bỏ sự phân xử đối với bất cứ tranh chấp chủ quyền nào như một vấn đề mang tính nguyên tắc, bất kể là Trung Quốc là kẻ có chiếm hay không vùng lãnh thổ tranh chấp đó. Thật vậy, Trung Quốc đang cố thuyết phục các nước khác rằng Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002 với ASEAN nên được hiểu là đã loại bỏ cả sự phân xử quốc tế cũng như cơ chế trọng tài ra ngoài những biện pháp mà các nước liên quan có thể áp dụng cho giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Ví dụ như Trung Quốc có vẻ như tin rằng DOC là thỏa thuận ràng buộc hơn là một tuyên bố mang tính không ràng buộc, lập luận rằng Philippines đã vi phạm DOC qua việc kiện Trung Quốc tại tòa trọng tài của UNCLOS. Quan điểm riêng của tôi là các quốc gia thường tỏ ra miễn cưỡng để áp hiểu một cách tích cực đối với cách diễn đạt phải thừa nhận là không rõ ràng của DOC. Điều đó chứng tỏ nó không thể hiện những quy định được chấp nhận từ lâu trong Hiến chương LHQ liên quan đến giải quyết hòa bình các tranh chấp, và như một vấn đề thực tế, sẽ từ chối các quốc gia muốn sử dụng vũ khí bảo vệ quan trọng của mình là sử dụng tòa công bằng của các chuyên gia.

Điều này đưa ra quyết định thứ hai mà Việt Nam phải đương đầu, đưa ra hay không trước tòa trọng tài của UNCLOS chống lại Trung Quốc giống như vụ kiện mà Philipines đã làm và Trung Quốc đã bác bỏ. Điều này cho phép Việt Nam chính thức ủng hộ thách thức của Philippine đối với “đường chín đoạn” và đưa ra các vấn đề của UNCLOS liên quan đến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và các nước yêu sách khác. Mặc dù CHND Trung Hoa chắc chắn sẽ phản đối giống như Trung Quốc đã bày tỏ đối với tiến trình vụ kiện của Philippines trước tòa của UNCLOS, sáng kiến của Việt Nam như thế sẽ dẫn đến ít nhất là giai đoạn phân xử, như Philippines đã làm mặc dù CHND Trung Hoa phản đối.

Cơ chế trọng tài của UNCLOS chắc chắn sẽ không cung cấp cho Việt Nam một giải pháp cho tranh chấp nguy hiểm hiện nay với Trung Quốc qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu. Nó chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các trọng tài phải quyết định rằng tất cả các đảo trong quần đảo Hoàng Sa chỉ là “đá” theo khoản 3 điều 121 của UNCLOS và vì thế không có quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế.

Tuy nhiên, bằng cách tăng cường thách thức với “đường chín đoạn”, Việt Nam có thể như là một vấn đề thực tế, gia tăng triển vọng là yêu sách quá đáng của Trung Quốc sẽ bị vô hiệu bởi tòa trọng tài trong vụ kiện của Philipines cũng như bất kỳ tòa nào được thiết lập vì trường hợp của Việt Nam. Hơn nữa, dựa vào các vấn đề tranh chấp trên biển khác mà Việt Nam chọn để đưa ra trước tòa của UNCLOS, Việt Nam có thể có được những giải thích khác có thể hữu dụng cho một giải pháp qua đàm phán cho những yêu sách phức tạp trên Biển Đông.

Tôi hy vọng với những nhận xét trên giải thích cơ sở cho gợi ý của tôi rằng các nước tranh chấp trên Biển Đông hay biển Hoa Đông nên tận dụng tất cả các cơ hội có thể để có được sự giúp đỡ của hệ thống ICJ và UNCLOS trong giải quyêt tranh chấp với Trung Quốc. Nếu các cơ chế này có thể giúp khuyến khích CHND Trung Hoa cũng như các nước khác cẩn trọng hơn khi đưa ra các yêu sách và hành động cân nhắc nhiều hơn đến lợi ích của các phán quyết công bằng của bên thứ ba. Những phán quyết như vậy sẽ loại bỏ một số vấn đề pháp lý gai góc hiện nay đang cản trở con đường đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp. Ví dụ, nếu như UNCLOS được cho là đã triệt tiêu bất kỳ yêu sách lịch sử đối với “đường chín đoạn”, nó sẽ loại bỏ một chướng ngại cơ bản cho giải pháp, và việc hiểu và áp dụng khoản 3 điều 121 của UNCLOS liên quan đến các cấu trúc trên biển sẽ giúp làm rõ và tập trung vấn đề trong đám phán. Hơn nữa, việc quyết tâm sử dụng các quy trình pháp lý chính thức có thể chắc chắn sẽ mang lại tiến bộ trong bàn thảo những vấn đề lâu nay vẫn bế tắc.

Cuối cùng, là lời bình luận về việc Trung Quốc bác bỏ sự phân xử quốc tế và trọng tài quốc tế và việc Trung Quốc cứ khăng khăng coi đàm phán song phương như là cách duy nhất để giải quyết các tranh chấp ngoài khơi. Dĩ nhiên là Trung Quốc không chấp nhận đàm phán đa phương hay bất kỳ cách thức nào về giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các cấu trúc trên biển mà Trung Quốc chiếm. Hơn nữa, qua việc bác bỏ phán quyết của các cơ chế công bằng cho các tranh chấp và kiên trì đàm phán song phương, coi đó là phương thức duy nhất giải quyết tranh chấp mà Trung Quốc đồng ý thừa nhận, Trung Quốc hiện bây giờ đang mạnh hơn rất nhiều so với bất kỳ một nước láng giềng Đông Nam Á nào, đang tìm cách mở rộng các lợi thế tương đối mà Trung Quốc có qua sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự và giảm thiểu việc liên quan đến luật pháp quốc tế.

Kết quả là, quan điểm chống lại sự tham gia của các cơ chế pháp lý của Trung Quốc đang tạo điều kiện cho các nước láng giềng tăng cường hợp tác phòng thủ với nhau, cũng như tìm kiếm sự ủng hộ lớn hơn từ các nước lớn ngoài khu vực, nhất là Mỹ và Nhật Bản. Tình hình này đi ngược lại với các mục tiêu của ngoại giao chuyên nghiệp Trung Quốc và tạo ra căng thẳng nguy hiểm đang tăng lên trong khu vực. Bắc Kinh nên cân nhắc lại sự thù địch của họ đối với các phán quyết của các cơ chế trọng tài công bằng và học cách được hưởng lợi từ những khả năng đó.

Cuối cùng, chắc chắn rằng giải pháp hòa bình sẽ phụ thuộc vào ngoại giao, nhưng ngoại giao không nên bỏ qua sự trợ giúp mà các thể chế pháp lý quốc tế có thể cung cấp. Mặc dù không phải là thuốc chữa bách bệnh, nếu như được viện dẫn đầy đủ, các thể chế này có thể đóng một vai trò rất hữu dụng.

chuyen gia nga trung quoc vi pham luat phap quoc te tren bien dong co he thong Chuyên gia Nga: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông có hệ thống

Ngày 1/11, tại Đại học Tư pháp quốc gia Nga (RGUP) trực thuộc Tòa án Tối cao LB Nga đã diễn ra hội thảo khoa ...

chu tich hoi bi viet keu goi trung quoc tuan thu luat phap quoc te o bien dong Chủ tịch Hội Bỉ - Việt kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Chủ tịch Hội Bỉ - Việt Pierre Gréga cho biết sẽ vận động chính quyền Bỉ và Liên minh châu Âu kêu gọi Trung Quốc ...

luat phap quoc te va chu quyen cua viet nam tren bien dong Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Việt Nam có lãnh hải rộng 12 hải lí, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí và thềm lục địa rộng ít nhất 200 ...

Jorome A. Cohen
Nguồn: pdu.edu.vn/a/index.php?dept=20&disd=&tid=4891&fbclid=IwAR0F7G1I6_d3M1jBQW6JvJggJLxCur5xoDl8hUWzkVvmFCULn2G6DlDW5ZQ

Tin bài liên quan

Việt Nam - Brunei hợp tác chắt chẽ trong triển khai thỏa thuận giữa hai nước

Việt Nam - Brunei hợp tác chắt chẽ trong triển khai thỏa thuận giữa hai nước

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Pehin Erywan Yusof nhân dịp sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài viện trợ hơn 7 triệu USD cho Quảng Bình

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài viện trợ hơn 7 triệu USD cho Quảng Bình

Đây là thông tin được cung cấp tại Chương trình gặp mặt các tổ chức, dự án phi chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chương trình do UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức tổ chức ngày 20/3 tại Quảng Bình.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.

Các tin bài khác

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.
Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988.

Đọc nhiều

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn ...
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều ngày 23/4, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng đã có buổi tiếp ...
Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Ngày 24/4, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị song phương lần thứ nhất giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines. Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Đô đốc Ronnie Gil L Gavan, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines đồng chủ trì hội nghị.
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám cháy tại khu vực bìa Vườn quốc gia Phú Quốc.
Vùng 5 Hải quân giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Vùng 5 Hải quân giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác của Vùng tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 33 về tuần tra chung với Hải quân Hoàng gia Campuchia. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng chủ trì.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Cách đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Mới đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh xác thực điện tử (VNeID) và hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động