Indonesia: Không có lý do để đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông
Dịch Covid có thể làm chậm quá trình hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông |
Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông là thắng lợi chung của công lý |
Giá xăng dầu tuần qua: Biến động mạnh |
Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm một căn cứ quân sự tại Natuna, Indonesia, gần Biển Đông, ngày 9 tháng 1 năm 2020 (Ảnh: Benar News) |
Hôm 18/6, ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tuyên bố lập trường của Indonesia là dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về luật biển (UNCLOS) năm 1982, không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông nên “không có lý do để đàm phán”.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ hôm 2/6, mời Indonesia đàm phán về “những tuyên bố chồng lấn về các quyền và lợi ích” ở Biển Đông.
Đáp lại, trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ António Guterres ngày 12/6, Indonesia lập luận các thực thể trong quần đảo Trường Sa không được hưởng quy chế Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa nên không thể có sự chồng lấn với EEZ hay thềm lục địa của Indonesia.
Indonesia cũng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về các quyền lịch sử ở các vùng biển chồng lấn với EEZ của Indonesia và tuyên bố ngay cả khi những quyền như vậy tồn tại đều sẽ bị thay thể bởi các điều khoản trong UNCLOS 1982.
Kiên trì phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc về Biển Đông
Một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Gadjah Mada, Made Andi Arsana, nói rằng việc kiên trì phản đối các yêu sách của Trung Quốc là việc rất quan trọng đối với Indonesia.
“Indonesia cần liên tục phản đối, vì đó cũng là những gì Trung Quốc đang làm với yêu sách của họ”, ông chia sẻ với Benar News. “Những sai lầm lặp lại nhiều lần mà không bị phản đối có thể trở thành sự thật”.
Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam – ba nước thành viên của ASEAN – cùng với Trung Quốc và Đài Loan đều lên tiếng về chủ quyền ở Biển Đông.
Đầu năm 2020 và 2016, căng bùng nổ ra giữa Jakarta và Bắc Kinh về sự hiện diện của các tàu đánh cá Trung Quốc tràn vào vùng biển Đông gần quần đảo Natuna của Indonesia.
Năm 2002, khối ASEAN gồm 10 thành viên và Trung Quốc đã nhất trí về Tuyên bố ứng xử (Declaration of Conduct) – tuyên bố về các nguyên tắc các bên nên cư xử ở Biển Đông. Song, rất khó để thiết lập một Quy tắc ứng xử chi tiết và mang tính ràng buộc hơn.
Các cuộc đàm phán bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2016 với thời hạn dự kiến chấp nhận vào năm 2021. Một bản dự thảo văn bản của thỏa thuận đã được phát hành.
Jose Cheesas, quan chức bộ ngoại giao Indonesia, người đứng đầu văn phòng hợp tác ASEAN, cho biết các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Các cuộc thảo luận ở Indonesia và Trung Quốc dự kiến vào tháng 8 và tháng 10, có khả năng bị hoãn lại.
Mỹ bất ngờ huy động 3 tàu sân bay kiềm chế Trung Quốc? Đây là lần đầu tiên trong gần ba năm trở lại đây, ba tàu sân bay của Mỹ được triển khai tuần tra trên vùng ... |
Tin thời tiết hôm nay (13/6): Áp thấp mạnh thành bão số 1, biển động dữ dội Tin thời tiết hôm nay (13/6): Do ảnh hưởng của bão số 1, từ chiều 13/6 Bắc Bộ có mưa lớn nhiều nơi, nhiệt độ ... |
Mỹ điều máy bay ném bom B-1B hỗ trợ “mắt thần” do thám Biển Đông Mỹ triển khai máy bay ném bom B-1B và trinh sát cơ không người lái Global Hawk đến trinh thám Biển Đông và các khu ... |