Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
07:00 | 18/06/2020 GMT+7

Tranh chấp Hoàng Sa: Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp tác

aa
Tại Hội thảo quốc tế Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử, Giáo sư Carlyle A. Thayer đã có bài tham luận "Tranh chấp Hoàng Sa: Các vấn đề địa chiến lược và vai trò của luật pháp quốc tế trong việc tăng cường hợp tác". Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu nội dung bài viết.
kien quyet giai quyet tranh chap tren bien dong theo luat quoc te Kiên quyết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo Luật quốc tế
viet nam co du bang chung ve chu quyen o quan dao hoang sa va truong sa Việt Nam có đủ bằng chứng về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
giao su carlyle a thayer anh trong hai
Giáo sư Carlyle A. Thayer (Ảnh: Trọng Hải)

Cơ sở

Quần đảo Hoàng Sa (tên Việt Nam là Hoàng Sa, tên Trung Quốc là Nam Sa) là một nhóm khoảng 30 cấu trúc (đảo nhỏ, đá, bãi cạn) nằm ở phần cuối phía Bắc của vùng Biển Đông nửa kín. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm. Nhóm An Vĩnh nằm ở phía Đông Bắc và nhóm Nguyệt Thiềm ở phía Tây Nam. Diện tích đất dự đoán vào khoảng 8km2 bao gồm một vùng biển rộng 15000 km2.

Hành động đơn phương của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan khủng HYSY 981 đầu tháng 5/2014 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đặt ra các vấn đề lịch sử, chính trị và pháp lý phức tạp liên quan đến các yêu sách tranh chấp nhau về chủ quyền. Ví dụ, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Trung Hoa quả quyết: “Quần đảo Tây Sa là một phần cố hữu của lãnh thổ Trung Quốc không hề có tranh chấp. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, phát triển, khai thác và thực hiện tài phán đối với quần đảo Tây Sa. Trong thời kỳ Bắc Tống (960 - 1126) Chính phủ Trung Quốc đã xác lập tài phán đối với Tây Sa và cử lực lượng hải quân tuần thám vùng biển này. Năm 1909, đô đốc Lý Chuẩn của lực lượng hải quân Quảng Đông thời nhà Thanh đã tiến hành một cuộc thanh sát bằng quân sự tới quần đảo Tây Sa và khẳng định lại chủ quyền của Trung Quốc bằng cách cắm cờ và bắn một loạt đại bác trên đảo Phú Lâm”.

Thông tin mà Trung Quốc thu thập được đặt ra các câu hỏi về khái niệm tài phán và chủ quyền hữu hiệu. Cho tới thời thực dân thì quần đảo Hoàng Sa không có người ở. Quần đảo không có giá trị kinh tế thực sự trừ một khu vực đánh cá tạm thời và nguồn phân chim để sản xuất phân bón. Sự liên hệ của Trung Quốc đối với quần đảo này lúc có, lúc không và không liên tục.

Khái niệm ngày nay về chủ quyền tiến triển sau Hiệp định Hòa bình Westphalia năm 1648 (hay còn gọi là Hiệp ước Westphalia) và chỉ áp dụng đối với các quốc gia độc lập. Ví dụ, Mohan Malik biện luận rằng “Ở châu Á trước thời hiện đại, các đế chế có đặc điểm là đường biên giới chưa được xác định, không được bảo vệ và thường thay đổi. Quan niệm về sự bá chủ luôn thắng thế... Nói cách khác, yêu sách của Trung Quốc rằng ranh giới trên đất liền chưa bao giờ được xác định và được phân định qua lịch sử, trái ngược hoàn toàn đối với quan điểm rằng ranh giới trên biển của Trung Quốc luôn luôn được xác định và được phân định rõ ràng. Điều này cho thấy một mâu thuẫn cơ bản, không vững chắc trong lập trường của Trung Quốc về ranh giới trên đất liền và ranh giới trên biển. Thực tế là đây là các nỗ lực vào khoảng giữa thế kỷ 20 nhằm chuyển đổi những đường biên giới chưa được định rõ của các nền văn minh cổ xưa và các vương quốc thừa hưởng sự bá chủ trở thành các ranh giới được xác định, phân định của các quốc gia mới thực thi chủ quyền và chính điều này nằm trung tâm của các tranh chấp lãnh thổ và biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Nói một cách đơn giản, chủ quyền là một khái niệm xuất hiện sau thời các đế chế và được giành cho các quốc gia dân tộc chứ không phải là các đế chế cổ xưa”. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) không chấp nhận yêu sách lịch sử hay sự biện minh lịch sử như là yếu tố quyết định trong việc xác định chủ quyền đối với các cấu trúc biển và các vùng biển. Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận sự phát hiện mang tính lịch sử đối với các đảo, tính gần gũi của các cấu trúc biển với đất liền, hay việc bao gồm các cấu trúc biển đó trong những tấm bản đồ do quốc gia phát hành, coi đó là bằng chứng đầy đủ để hỗ trợ cho một yêu sách chủ quyền. Luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia yêu sách chủ quyền phải chứng minh việc chiếm hữu và quản lý liên tục.

Sam Bateman đã làm bùng phát một cuộc tranh cãi sôi nổi khi, trong một bài bình luận gần đây của RSIS, ông ta biện luận rằng “Mặc dù có rất nhiều ý kiến bình luận trên thế giới cho rằng Việt Nam có cơ sở để hỗ trợ cho yêu sác chủ quyền nhưng sự phân tích sâu hơn về lịch sử của tranh chấp lại cho thấy khác”. Nếu chúng ta tính từ lịch sử xa xưa tới thế kỷ 17 và thế kỷ 18 rất rõ ràng thấy rằng Việt Nam có cơ sở đáng kể về yêu sách của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong thế kỷ thứ 17, chúa Nguyễn đã ra lệnh cho các quan chức trong triều thu nạp thủy thủ cho từ 5 đến 18 thuyền, tạo nên đội Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa khoảng 5 tháng để đánh cá, vẽ bản đồ, khảo sát và lấy hàng hóa từ các tàu buôn bị chìm.

Các vị vua của triều Nguyễn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa. Vua Gia Long đã chính thức chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa từ năm 1816. Dưới thời của người kế vị, Vua Minh Mạng, đội Hoàng Sa lại tiếp tục khảo sát và vẽ bản đồ quần đảo, xây một miếu thờ năm 1835, dựng một bia đá khắc lên yêu sách lãnh thổ của vương quốc An Nam.

Vương quốc An Nam duy trì yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa trong phần lớn thời kỳ thuộc địa. Theo các điều khoản của Hiệp ước Huế năm 1884, Pháp nhận trách nhiệm đại diện cho các vấn đề đối ngoại của An Nam trong đó có việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của An Nam. Ví dụ năm 1931 và 1932, Pháp phản đối Chính phủ Trung Quốc khi nhà chức trách tỉnh Quảng Đông gọi thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa.

Có thể có tranh cãi rằng nhà Thanh đã thừa nhận chủ quyền của sự bảo hộ của Pháp đối với An Nam trong một công ước kỷ năm 1887 và công ước bổ sung ký năm 1895. Vương quốc An Nam sau đó trở thành quốc gia liên hiệp trong khối Liên hiệp Pháp với tư cách là quốc gia Việt Nam.

Các tàu hải quân và hải quan của Pháp đã viếng thăm nhiều lần quần đảo Hoàng Sa trong những năm 1920 và 1930. Viện Hải dương học Pháp ở Nha Trang cũng đã tiến hành các khảo sát khoa học trong thời gian này. Năm 1938, Thống đốc Pháp ký một nghị định chính thức thành lập một đơn vị hành chính ở Hoàng Sa. Pháp xây dựng một cây đèn biển, một trạm khí tượng thủy văn và một đài phát sóng radio trên đảo Hoàng Sa (Pattle Island) nằm trong nhóm Nguyệt Thiềm.

Năm 1947, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự thống trị của Pháp lại được khôi phục ở Đông Dương. Các lực lượng vũ trang của Pháp giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và họ xây dựng lại đài phát sóng radio và trạm khí tượng thủy văn. Nước CHDCND Trung Hoa chiếm nhóm An Vĩnh năm 1950 sau khi Trung Hoa dân quốc rút khỏi đây. Năm 1951, người đứng đầu phái đoàn của quốc gia Việt Nam tại Hội nghị hòa bình San Fancisco tuyên bố “chúng tôi khẳng định quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, chúng luôn luôn thuộc về Việt Nam”. Không có sự phản đối nào được ghi nhận.

Bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva năm 1954 đã tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai khu vực dọc theo vĩ tuyến 17. Quần đảo Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến này do vậy nó thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa phản đối sự chiếm đóng của CHND Trung Hoa đối với các đảo thuộc nhóm An Vĩnh. Cũng năm đó Việt Nam Cộng Hòa thay thế các lực lượng Pháp trên quần đảo Hoàng Sa và Bộ Khai khoáng khoa học và Công nghiệp nhỏ tiến hành một cuộc khảo sát đối với bốn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Quả quyết của Bateman là Việt Nam Dân chủ cộng hòa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958 là không chính xác. Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới quần đảo Hoàng Sa (hay là quần đảo Trường Sa) cũng như không hề thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Việt Nam Dân chủ cộng hòa vẫn hy vọng thống nhất Việt Nam theo các điều khoản chính trị của Hiệp định Geneva 1954.

Việt Nam Cộng Hòa duy trì một sự hiện diện liên tục ở nhóm Nguyệt Thiềm từ năm 1956 tới tháng 1/1974. Ví dụ, năm 1959, Việt Nam Cộng Hòa đã bắt giam ngư dân Trung Quốc thâm nhập trên bốn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Từ đó và trải qua những năm 1960, nhà chức trách Việt Nam Cộng Hòa liên tục xua đuổi ngư dân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển xung quanh nhóm Nguyệt Thiềm. Năm 1966, sự hiện diện của Việt Nam Cộng Hòa trên đảo Pattle giảm xuống chỉ còn một đơn vị đồn trú và một trạm dự báo thời tiết. Sau Hiệp định Paris 1973, sự hiện diện của Việt Nam Cộng Hòa giảm xuống chỉ còn một trung đội lính.

Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa

Tháng 1/1973, chiến tranh Việt Nam đi đến kết thúc với việc ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh và thiết lập lại hòa bình ở Việt Nam bởi bốn bên: Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (PRG). Theo kết quả của Hiệp định Paris, Mỹ rút hết các lực lượng quân sự khỏi miền Nam Việt Nam để Việt Nam Cộng Hòa không có đồng minh. Đây chính là bối cảnh chiến lược mà Cộng hòa DCND Trung Hoa quyết định giành lại quyền kiểm soát đối với nhóm Nguyệt Thiềm.

Tháng 1/1974, Quân đội quân giải phóng Nhân dân (PLA) đổ bộ lên đảo Duy Mộng và đảo Đun Can trên quần đảo Hoàng Sa với sự hỗ trợ của hai tàu đánh cá vũ trang, Việt Nam Cộng Hòa điều tàu khu trục HQ-16 Lý Thường Kiệt đi điều tra. Tàu đã phát hiện một tàu đổ bộ của Trung Quốc thả neo ở đảo Đun Can và boongke có quân đội của PLA. Trung Quốc cũng triển khai hai tàu săn tàu ngầm lớp Kronstad 281 và 282. Khi HQ-16 Lý Thường Kiệt báo cáo Sài Gòn về sự có mặt của lực lượng Trung Quốc, ba tàu hải quân được điều đến để đuổi lực lượng Trung Quốc. Ngày 16/1, khi tới nơi, hải quân của Việt Nam Cộng Hòa phát tín hiệu yêu cầu hải quân của Trung Quốc rút lui. Phía Trung Quốc đáp lại bằng yêu cầu tầu của Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi vùng biển của Trung Quốc. Ngày hôm sau, Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ khoảng 30 lính đặc nhiệm hải quân lên đảo Robert và bỏ đi một lá cờ của Trung Quốc. Lực lượng của Việt Nam được tăng cường thêm của tàu khu trục HQ-4 Trần Khánh Dư. Ngày 18/1, tàu khu trục HQ-5 Trần Bình Trọng và HQ-10 Nhật Tảo đến Hoàng Sa. Lính đặc nhiệm hải quân được bổ sung bởi một trung đội lính và một đội đặc công nước. Trung Quốc tăng cường vị trí của mình bằng việc điều 4 tàu hộ tống 271,274, 389 và 396 và một số lượng không rõ là bao nhiêu gồm lính thủy và dân quân.

Cuộc chiến giành Hoàng Sa bắt đầu vào ngày 19/1 với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa từ tàu HQ - 5 Trần Bình Trọng đổ bộ lên đảo Đun Can và đụng độ với quân của PLA. Khi thấy lực lượng Trung Quốc đông hơn, quân Việt Nam Cộng Hòa rút lui.

Tàu khu trục của Việt Nam Cộng Hòa HQ-10 Nhật Tảo và HQ-16 Lý Thường Kiệt bắt đầu can dự quân sự phía Trung Quốc và kéo dài khoảng dưới 1 giờ đồng hồ. Tàu HQ-10 Nhật Tảo bị chìm và tàu HQ-16 Lý Thường Kiệt bị hỏng nặng. Tất cả các lực lượng hải quân còn lại của Việt Nam Cộng hòa rút lui khỏi khu vực. Ngày 20/1, Trung Quốc cho máy bay chiến đấu và máy bay tấn công mặt đất từ đảo Hải Nam tới ném bom và oanh tạc 3 trong số những đảo mà Việt Nam Cộng Hòa chiếm. Sau khi quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc đổ bộ thì lực lượng còn lại của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng. Việt Nam Cộng Hòa sau đó được khuyên không nên cử thêm lực lượng tiếp ứng tới quần đảo Hoàng Sa vì các báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy Trung Quốc đã triển khai một hạm đội mạnh hơn. Tuy nhiên Việt Nam Cộng Hòa cũng công khai tố cáo hành động của Trung Quốc và đã cố gắng đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc nhưng không thành công. Rất nhiều quan chức và học giả Trung Quốc như Bateman đã nói về sự lập lờ nước đôi của Việt Nam dân chủ cộng hòa về các vấn đề chủ quyền liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong chiến tranh Việt Nam. Việt Nam cần sự ủng hộ của Trung Quốc và vì vậy hoặc là làm giảm nhẹ vấn đề chủ quyền hoặc tạo ra ấn tượng là Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Quan điểm này đã không tính đến sự phản đối của PRG-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngay sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và sau đó (26/1 và 14/2/1974). PRG không những là một bên ký Hiệp định hòa bình Paris mà trước khi Việt Nam chính thức thống nhất năm 1976 thì PRG là một người đứng đơn cùng với Việt Nam dân chủ cộng hòa tham gia và trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Mỹ đã phủ quyết cố gắng của PRG. Sau khi thống nhất, CHXHCN Việt Nam trở thành quốc gia kế thừa và tiếp tục chính sách của PRG liên quan đến Biển Đông (xem Sách trắng năm 1979, 1981 và 1988 về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa).

Bài học nào từ trận chiến Hoàng Sa?

- Trung Quốc nhân cơ hộ tận dụng các thay đổi trong cán cân chiến lược để đẩy nhanh các yêu sách về lãnh thổ trên Biển Đông.

- Đảo Hải Nam (căn cứ quân sự lớn ở gần Tam Á là một khu vực hậu quân sống còn cho việc phát triển lực lượng quân sự nhằm vào Biển Đông).

- Các cấu trúc bị chiếm trên quần đảo Hoàng Sa và nơi khác trên Biển Đông rất dễ bị phong tỏa và tấn công bởi ưu thế của các lực lượng không quân và hải quân. Chiếm đảo thì dễ hơn là bảo vệ đảo.

- Trung Quốc đã chứng minh họ có thể huy động một lực lượng hải quân mạnh hơn lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa. Lực lượng hải quân này được trang bị đại bác to hơn và có tầm xa hơn so với lực lượng của Việt Nam cộng hòa. Tàu của Trung Quốc có kiểm soát hỏa lực tốt hơn so với các tàu của Việt Nam cộng hòa trang bị vũ khí hạng nhẹ.

- Việt Nam Cộng hòa (giống như CHXHCN Việt Nam ngày nay) không thể dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ. Mặc dù hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ lúc đó đang ở trong khu vực Hoàng Sa nhưng nó được lệnh không giúp Việt Nam cộng hòa. Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện đang tranh chấp bởi Cộng hòa Trung hoa (hay Đài Loan) và Việt Nam.

Các vấn đề địa chiến lược

Quần đảo Hoàng Sa rất quan trọng bởi vị trí chiến lược và trữ lượng dầu khí tại các vùng biển xung quanh nó. Năm 1990, Trung Quốc xây dựng 365m đường băng trên đảo Phú Lâm và sau này được mở rộng gấp đôi với chiều dài hiện nay là 2399m. Đường băng trên đảo Phú Lâm có thể đáp ứng cho máy bay chiến đấu như SU-27, SU-30, MKK, máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải hậu cần lớn. Các thiết bị, cơ sở vật chất gần đường băng bao gồm cả bốn hầm chứa máy bay. Lưu thông hàng không được kiểm soát bởi hệ thống rada tiếp cận chính xác loại 791. Các cơ sở hạ tầng quân sự khác trên đảo Phú Lâm còn bao gồm các bến tàu hải quân có khả năng đáp ứng các tàu khu trục lớn nhỏ và một khu chứa dầu. Quân lính của PLA đóng trên đảo Phú Lâm để bảo vệ đường băng và các cơ sở quân sự khác. Trung Quốc cũng xây dựng các cơ sở quân sự ở chỗ khác trên quần đảo Hoàng Sa. Một trạm khí tượng đã được xây dựng ở đảo Pattle trong khi ở đảo Robert cũng đã xây dựng một trạm radio cảnh báo dẫn đường - trạm duy nhất ở phía nam của đảo Hải Nam. Các bến tàu đậu ở đảo Đuncan hiện đang được mở rộng. Từ năm 1995, một trạm tín hiệu thông tin tình báo đã hoạt động trên đảo Rocky với độ cảnh báo cao nhất. Trạm này có thể cung cấp các cảnh báo trên không và trên mặt biển để hỗ trợ cho các cuộc không kích và nhằm bắn vào các mục tiêu tàu thuyền. Một số nguồn tin công khai cho rằng Trung Quốc có thể đã đặt tên lửa HI-2 chống tàu chiến trên đảo Phú Lâm. Ngày 19/7/2012 Hội đồng Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thiết lập sở chỉ huy quân sự đóng ở thành phố Tam Sa sau khi nó được nâng cấp thành một đơn vị hành chính cấp huyện. Đơn vị đồn trú này được đặt dưới sự chỉ huy của quân đội Trung Quốc ở đảo Hải Nam trong khuôn khổ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Châu. Khu vực đồn trú quân sự ở Tam Sa đã được giao trách nhiệm triển khai phòng thủ quốc gia, các chiến dịch quân sự và dự trữ. Theo Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng “Trung Quốc có thể thiết lập các cơ quan chỉ huy quân sự địa phương ở thành phố Tam Sa theo các quy định tương ứng”. Chuẩn tướng Cai Xhihong được cử làm chỉ huy của khu vực đồn trú Tam Sa và Chuẩn tướng Liao Chaoyi cũng được cử làm chính ủy.

Chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu của Mỹ là Mike MacDevitt tranh luận rằng một khu vực đồn trú quân sự ở đảo Tam Sa sẽ không ảnh hưởng đến cán cân lực lượng hay phát đi dấu hiệu về sự thù địch đáng kể trên Biển Đông. MacDevit chỉ ra rằng bất cứ một hoạt động quân sự lớn nào trên Biển Đông đều phải xuất phát từ đảo Hải Nam nơi mà quân đội Trung Quốc có các cơ sở chính. Theo MacDevit “đặt các đơn vị đồn trú trên đảo Phú Lâm hoặc nơi khác trên đảo Hoàng Sa sẽ là việc bỏ trên đảo hoang một cách có hiệu quả những người lính này, nên lợi thế duy nhất chỉ là vẫy cờ và nói “chúng tôi nghiêm túc”.

Học thuyết về ba hình thái chiến tranh của Trung Quốc

Sự đối đầu trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh việc hạ đặt giàn khoan khủng Hải Dương 981 trong vùng biển tranh chấp giờ đây đã sang tuần thứ 7. Ngày 9/6, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới khi Vương Dân, Phó Đại sứ tại Liên hợp quốc đệ trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon một văn bản nêu quan điểm chính thức của Trung Quốc đối với tranh chấp và đề nghị Tổng Thư ký cho lưu hành trong 193 thành viên của Liên hợp quốc. Hành động của Trung Quốc trong việc quốc tế hóa tranh chấp với Việt Nam không thể hiện một sự thay đổi trong chính sách lâu dài của họ là các tranh chấp biển có chỉ thể giải quyết song phương thông qua tham vấn trực tiếp và đàm phán của các bên trực tiếp liên quan. Một ngày sau khi Trung Quốc đệ trình quan điểm của họ thì Hoa Xuân Oánh, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao tuyên bố Trung Quốc bác bỏ cơ chế trọng tài của Liên hợp quốc liên quan đến tranh chấp với Việt Nam. Tại sao Trung Quốc lại mang tranh chấp của mình với Việt Nam ra trước Liên hợp quốc?

Năm 2003, Ủy ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân ủy trung ương chính thức thông qua một học thuyết gọi là “ba hình thái chiến tranh”. Học thuyết ba kiểu chiến tranh là một nhân tố cơ bản của chiến tranh thông tin. Theo bài viết “Ba hình thái chiến tranh của Trung Quốc”, một nghiên cứu của Timothy A. Walton thuộc Công ty Tư vấn nghiên cứu và phân tích Delex ngày 18/1/2012, ba cuộc chiến tranh của Trung Quốc bao gồm những thành tố sau đây: Chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông, chiến tranh pháp lý trong đó hai thành tố sau cùng đã tạo nên quan điểm của Trung Quốc. Theo Walton, Chiến tranh truyền thông là một chiến lược nhằm tạo ảnh hưởng trong dư luận quốc tế để xây dựng sự ủng hộ cho Trung Quốc và cản trở đối thủ không theo đuổi các hành động đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc.

Văn bản nêu quan điểm chính thức của Trung Quốc gửi tới Liên hợp quốc nhằm đánh vào sườn các nỗ lực tuyên truyền của Việt Nam và cô lập Việt Nam. Phần lớn các nước thành viên của Liên hợp quốc không có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rất nhiều nước Đông Nam Á quan tâm về các hành động của Trung Quốc đều né tránh việc phải có một quan điểm công khai về vấn đề này.

Theo Walton thì chiến tranh pháp lý là một chiến lược sử dụng luật pháp của Trung Quốc và luật pháp quốc tế để giành lấy ưu thế pháp lý cao hơn để khẳng định các lợi ích của Trung Quốc. Trong các văn bản chính thức của Trung Quốc, nhiều thứ đã được cung cấp qua các viện dẫn đã được lựa chọn của luật pháp quốc tế nhằm hỗ trợ cho quan điểm của Trung Quốc. Lúc đầu Trung Quốc bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan bằng biện luận rằng nó nằm trong lãnh hải của Trung Quốc. Trung Quốc lưu ý là giàn khoan Hải Dương 981 được đặt cách đảo Tri Tôn 17 hải lý, cách cấu trúc xa nhất về phía Tây quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc sử dụng thuật ngữ lãnh hải mang lại ít nhất hai ý nghĩa: 1. Yêu sách gọi các vùng nước trong đường 9 đoạn là lãnh hải; 2. Yêu sách gọi “lãnh hải” theo Công ước Luật biển. Trung Quốc không thể đòi hỏi lãnh hải theo cách giải thích về vị trí của giàn khoan bởi vì nó được đặt ít nhất 5 hải lý ngoài vùng lãnh hải hợp pháp theo quy định của UNCLOS.

Ngày 6/6, Tuyên bố của Trung Quốc đã sửa lại lỗi này qua việc cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 được đặt trong vùng tiếp giáp của Trung Quốc. Tuy nhiên tuyên bố này cũng thiếu cơ sở pháp lý. Theo UNCLOS, mục đích duy nhất cuả vùng tiếp giáp là cho phép quốc gia ven biển “thực hiện kiểm soát cần thiết để: a. ngăn chặn việc vi phạm quy định của nước đó về hải quan, tài khóa, di trú và kiểm dịch trong lãnh thổ hay lãnh hải; b. Trừng phạt việc vi phạm luật và các quy định nói trên diễn ra trong lãnh thổ và lãnh hải”.

Trung Quốc cũng có mưu đồ biện minh tranh chấp của mình với Việt Nam bằng việc sử dụng lý lẽ là vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa hơn bờ biển Việt Nam. Văn bản chính thức của Trung Quốc biện luận là giàn khoan Hải Dương 981 đang tác nghiệp cách Tri Tôn 17 hải lý và đường cơ sở vẽ xung quanh quần đảo Hoàng Sa, và cách bờ biển Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.

Đồng thời Trung Quốc cũng đòi hỏi chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, gần Philippines hơn là các cấu trúc đất gần nhất của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, chỉ sự gần gũi không thôi là chưa đủ để chứng minh chủ quyền.

Văn bản chính thức nêu quan điểm của Trung Quốc thực tế đã làm suy yếu việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh pháp lý để giành lợi thế. Ví dụ, quan điểm chính thức của Trung Quốc cho rằng: Vùng biển giữa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và đất liền Việt Nam chưa được phân định. Hai bên chưa tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vùng biển này. Hai bên được quyền đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với UNCLOS.

Nếu trường hợp này là đúng thì Trung Quốc phải tuân theo các quy định của UNCLOS để xử lý với các yêu sách chống lấn. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều phải tham gia vào các thu xếp tạm thời đối với khu vực tranh chấp cho đến khi có được thỏa thuận về phân định. Trong thời gian này mỗi bên không được phép thay đổi nguyên trạng hay đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Rõ ràng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp đã vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Nhưng văn bản nêu quan điểm chính thức của Trung Quốc đã hủy hoại trường hợp pháp lý của mình bằng cách cho rằng luật pháp quốc tế là không phù hợp. Văn bản tuyên bố:

Tuy nhiên những vùng biển này sẽ không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam kể cả khi áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào của luật pháp quốc tế vào việc phân định.

Đại sứ của Trung Quốc ở Ôxtrâylia Mã Triều Húc đóng góp vào chiến dịch chiến tranh thông tin của Bắc Kinh qua việc nhắc lại lời biện hộ trên trong một bài báo đăng ở trang 2 của Báo The Australian. Ông Mã biện minh rằng khu vực tranh chấp chưa hề được phân định và “bất kể nguyên tắc nào của luật pháp quốc tế sẽ được áp dụng thì những vùng biển này cũng sẽ không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.

Sử dụng luật pháp quốc tế và tăng cường hợp tác

Văn bản quan điểm chính thức của Trung Quốc đệ trình Tổng Thư ký Liên hợp quốc cần được các thành viên cộng đồng quốc tế nêu ra, và cộng đồng này đang quan ngại trước căng thẳng đang tăng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam và tác động có thể của nó đối với an ninh khu vực. Những quốc gia này có thể yêu cầu đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an.

Trung Quốc không được phép theo đuổi chiến tranh thông tin nhằm để có nó bằng cả hai cách - lưu hành văn bản quan điểm của Trung Quốc tại Liên hợp quốc để chứng minh bản chất nghiêm trọng của tranh chấp với Việt Nam và bác bỏ cơ chế trọng tài cuả Liên hợp quốc. Mỹ và Úc nên hối thúc cho một tranh luận tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhật Bản và các cường quốc biển khác có lợi ích trong sự ổn định của Biển Đông nên tham gia.

Trung Quốc có thể sẽ bị ở vào vị thế không dễ chịu là chống lại bất kỳ một cuộc tranh luận nào trong Hội đồng Bảo an và phải loại bỏ cố gắng của mình muốn sử dụng nỗ lực cho các mục đích tuyên truyền, hoặc Trung Quốc sẽ bị đặt vào tình thế phải phủ quyết bất kỳ một giải pháp nào xuất phát từ tranh luận trong Hội đồng Bảo an chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Cộng đồng quốc tế thông qua Liên hợp quốc sẽ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và đội tàu ra khỏi vị trí hiện tại.

Tranh chấp hiện nay về quyền chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể được giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc dựa trên luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS. Việt Nam cần tranh | luận mạnh mẽ điểm này trong các trao đổi cấp chính phủ với Trung Quốc.

Việt Nam nên vận động Hiệp hội các ước Đông Nam Á tỏ ra mạnh hơn trong sự ủng hộ của ASEAN cho việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Các nước ASEAN cần tiếp tục cùng Trung Quốc theo đuổi việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và một bộ Quy tắc ứng xử cho Biển Đông (COC). Tuy nhiên cần lưu ý rằng các mục tiêu của ASEAN hướng tới COC với Trung Quốc có thể không đạt được trong tương lai gần. Tiến trình COC đã dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN và chia rẽ trong những nước ASEAN có yêu sách. Việc Trung Quốc khẳng định “chủ quyền không tranh cãi” đối với Biển Đông và sự quả quyết về chủ quyền gần đây mang tính xâm lược không lường trước, và việc sử dụng tàu quân sự và máy bay hiện nay là trở ngại chính cho việc quản lý các giá trị biển chung trên Biển Đông. Dựa trên sự phát triển này, các nước ASEAN nên dự thảo và phê chuẩn một Hiệp ước về Quy tắc ứng xử cho các lợi ích biển chung của Đông Nam Á. Sự bảo đảm cho các giá trị biển chung của khu vực là không thể chia sẻ và luật pháp quốc tế là phổ quát. Nhằm phát triển các Hiệp ước về Quy tắc ứng xử, các quốc gia riêng biệt cần giải quyết các tranh chấp lãnh tổ và tranh chấp trên biển với nhau. Thỏa thuận gần đây giữa Indonesia và Philippines về phân định ranh giới biển trong vùng Celebest và Mindanao là một ví dụ tốt. Hiệp ước về Quy tắc ứng xử cho các lợi ích biển chung sẽ tăng cường sự thống nhất và đồng thuận trong ASEAN, tăng cường khả năng tự trị trong khu vực và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Hiệp ước về Quy tắc ứng xử trong khu vực sẽ bao hàm giá trị biển chung trong khu vực Đông Nam Á theo một cách thức giống như Khu vực hòa bình, tự do và trung lập (1971), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (1976) và Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (1995) và được mở cho sự tham gia của các đối tác đối thoại của ASEAN.

chuyen gia quoc te len an trung quoc vi pham luat phap quoc te o bien dong Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Liên quan đến những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế đã lên ...

thu tuong nguyen xuan phuc viet nam quyet tam kien tri bao ve luat phap quoc te trong van de bien dong Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam quyết tâm, kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông

Tại phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu nhấn mạnh Việt Nam quyết ...

hoi luat quoc te viet nam tra loi thu cua chu tich hoi luat quoc te trung quoc Hội Luật quốc tế Việt Nam trả lời thư của Chủ tịch Hội luật quốc tế Trung Quốc

Ngày 29/10/2019, TS Nguyễn Bá Sơn - Chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam đã trả lời thư ngày 19/9 vừa qua của Chủ ...

Carlyle A. Thayer
Nguồn:

Tin bài liên quan

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7 đến 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Nhật Bản

Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ Hội chợ hàng tiêu dùng, ẩm thực Việt Nam ở thành phố Osaka (Nhật Bản), Ban tổ chức đã dành riêng một gian hàng để giới thiệu và tuyên truyền về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Các tin bài khác

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.
Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988.

Đọc nhiều

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái "ngoại giao cây tre"

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Kết nối hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp TP Cần Thơ và doanh nghiệp Campuchia

Ngày 21/4, tại Campuchia đã diễn ra lễ ký kết ghi nhớ hợp tác và giao lưu giữa Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia với Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Cần Thơ; ...
Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lenin

Hội hữu nghị Việt - Nga dâng hoa kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lenin

Đây là hoạt động thường niên của lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Nga nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy ...
Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Giá vàng SJC đi xuống theo đà thế giới

Vàng miếng SJC tụt về mốc 82 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới "rơi tự do".
Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU

Chiều 23/4, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU.
Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Quyết tâm cao gỡ bỏ cảnh báo ‘Thẻ vàng’ trong năm 2024

Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024.
Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã khiến gần chục phương tiện bị đánh đắm. 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nắng nóng bao trùm cả nước, có nơi trên 40 độ

Thông tin về tình hình thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết chủ đạo trên cả nước là nắng nóng, có nơi nắng nóng trên 40 độ.
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động