Giải ngân chậm, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, sáng 6/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã báo cáo cập nhật tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2019, đồng thời giải trình một số vấn đề mà nhiều vị đại biểu và đồng bào cử tri cả nước quan tâm, chất vấn.
Nêu vấn đề về giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết: Tình hình thực hiện và giải ngân thời gian qua đã có chuyển biến. Giải ngân 5 tháng đạt gần 100.000 tỷ đồng, bằng gần 29% kế hoạch (cao hơn so với cùng kỳ là 27,4%).
Đây là lần đầu tiên Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn. |
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều hạn chế, yếu kém. Một số Bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ giải ngân thấp, chưa thực sự chủ động, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ; còn chậm chễ trong thực hiện quy trình, thủ tục, đấu thầu, triển khai và kiểm tra, giám sát thực hiện. Vẫn còn nhiều chồng chéo, bất cập về thể chế, quy định pháp luật về đầu tư công.
Theo báo cáo, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhất là đối với các dự án lớn giải ngân chậm.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm, chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn đối với công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Cùng với đó, chấn chỉnh công tác đấu thầu, thực hiện nghiêm quy định về đấu thầu, mua sắm công qua mạng; đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công, thanh quyết toán công trình.
Việc giải ngân cho nhiều dự án còn chậm, kém hiệu quả. Ảnh minh hoạ. |
Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay: Sau 4 tháng đầu năm, hơn 68.500 tỷ giải ngân vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc, đạt 16,45% kế hoạch Quốc hội giao. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài thấp hơn cùng kỳ. Bộ Tài chính đánh giá tỷ lệ giải ngân như vậy là khá thấp nếu so với mức 85,5% kế hoạch Quốc hội giao.
Trong đó, 39 Bộ, ngành, địa phương được nêu tên ở nhóm giải ngân thấp, dưới 10%, như Bộ Kế hoạch - Đầu tư xấp xỉ 8%, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn gần 6%, Bộ Y tế hơn 2,5%... và các địa phương Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Khánh Hoà, Tiền Giang, TP. HCM.
20 Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn công trên 30%, như Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 58%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khoảng 42%, Lào Cai trên 44,2%, Phú Thọ 42%...
Nguyên nhân được các Bộ chỉ ra là cuối tháng 2 mới hoàn thành phân khai chi tiết kế hoạch đầu tư vốn năm 2019 và nhập dự toán cho các dự án trên hệ thống kho bạc. Vì lẽ đó, nhiều Bộ, ngành hiện mới trong quá trình hoàn chỉnh thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hồ sơ tạm ứng thanh toán...
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tiếp tục chủ động thúc đẩy hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia TĐO - Ngày 24/01/2018, Hội nghị Tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào ... |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc song phương tại FMM-13 Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 20/11 đã có một loạt các cuộc gặp song phương tại Hội nghị FMM-13. |
Nhiều dự án có thể không tiếp tục được giải ngân vốn ODA Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi có khả năng giải ngân khoảng 4,6 tỷ ... |
Nếu chậm giải ngân, dự án vay ODA sẽ bị cắt vốn TĐO - Tại cuộc họp về thúc đẩy giải ngân vốn ODA, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu dự án nào chưa giải ngân do ... |
Thủ tướng ra "tối hậu thư" giải ngân vốn ODA Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2017, với những dự án chưa giải ngân được, chưa làm thủ tục thì phải tự cắt, tự điều chuyển ... |