'Gậy sắt gắn đinh' trong đụng độ biên giới Trung-Ấn là ảnh giả?
Ngoại trưởng Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc trong vụ đụng độ biên giới |
Đụng độ biên giới Ấn –Trung: 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng |
Ba binh lính Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ tại biên giới Ấn - Trung |
Hình ảnh cây vũ khí hàn đinh được gửi ltới các hãng truyền thông bởi một sĩ quan Ấn Độ . Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng đây là ảnh fake. |
Nhà phân tích quốc phòng Ajai Shukla miêu tả trong một post đăng tải cùng bức ảnh trên twitter rằng đây là một vũ khí “đầy man rợ”. Cả hai quốc gia đã có thỏa thuận song phương vào năm 1996 nghiêm cấm không sử dụng súng và những chất gây nổ dọc biên giới tranh chấp nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Bức ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Twitter tại Ấn Độ, gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng, báo chí nước này đưa tin.
Tuy nhiên, hiện quan chức chính phủ Trung Quốc lẫn Ấn Độ chưa lên tiếng gì về những thông tin này. Theo Telegrap (Anh) một số nghị sĩ Ấn Độ đã yêu cầu Chính phủ nước này "trừng phạt" Trung Quốc giữa lúc dư luận đang dậy sóng vì vụ dùng gậy gắn đinh trong đụng độ ở biên giới.
Ảnh gậy hàn đinh là ảnh Fake?
Trong khi đó, indiatvnews.com (Truyền hình Ấn Độ) dẫn nguồn tin từ tổng hành dinh quân đội Ấn Độ cho biết đây là ảnh fake (ảnh giả). Tuy nhiên, hầu hết các tờ báo lớn ở Ấn Độ chưa xác nhận thông tin này và làn sóng phẫn nộ tiếp tục lan nhanh ở nước này.
Cuộc ẩu đả giữa hai bên diễn ra tại thung lũng Galwan vào tối ngày 15/6, với 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng trong đó có đại tá Santosh Babu, chỉ huy tiểu đoàn Bihar 16. Những thông tin chia sẻ trên mạng xã hội cho biết cuộc xô xát bạo lực đã khiến nhiều người lính Ấn ngã xuống con sông chảy xiết bên dưới trong nhiệt độ nước đóng băng.
Gậy hàn đinh bị nghi là ảnh fake |
Sự việc ở thung lũng đã khiến những căng thẳng giữa hai quốc gia tăng lên. Đây là cuộc đụng độ đầu tiên dẫn tới những thương vong nghiêm trọng sau ít nhất 45 năm. Những báo cáo tại Ấn Độ cho biết ít nhất 40 binh lính Trung Quốc đã thiệt mạng, nhưng bên Trung Quốc chưa có xác nhận về thông tin này.
Đây không phải lần đầu tiên hai quốc gia này chạm trán, xô xát nhau mà không dùng súng hay thiết bị gây nổ trong những cuộc tranh chấp biên giới dài 3.440 km với đường kiểm soát thực tế (LAC) tạm bợ ngăn cách hai bên.
Lần đụng độ sử dụng súng cuối cùng xảy ra vào năm 1975 gây ra cái chết của bốn người lính Ấn Độ tại khu vực bang Arunachal Pradesh. Sau thỏa thuận năm 1996 thì không xảy ra cuộc nổ súng nào nữa.
Đụng độ biên giới Ấn –Trung: 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng Lần đầu tiên trong hơn 40 năm trở lại đây, đụng độ gây ra thương vong tại biên giới Ấn- Trung khi ít nhất 20 ... |
Thiếu tá quân đội Trung Quốc bị bắt tại Mỹ đối mặt án 10 năm tù Hồ sơ vụ việc được trình lên Tòa án quận Bắc California cho biết một nhà nghiên cứu khoa học và sĩ quan trong Quân ... |
Ẩm thực Ấn Độ: Muôn màu muôn vẻ, hương vị nồng nàn Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, cảnh đẹp phong phú, muôn màu muôn vẻ về phong tục tập ... |