EU quyết tâm bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục trực tuyến
ASEAN phối hợp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và Trẻ em (ACWC) phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và UNICEF tổ chức Hội thảo khu vực về thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em trong ASEAN. |
Ra mắt website tiếp nhận các báo cáo xâm hại trẻ em trên mạng Website mạng lưới tại địa chỉ vn-cop.vn (VN-COP) nhằm truyền thông, lan tỏa kỹ năng, kiến thức về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) - cơ quan thường trực Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ra mắt. Một trong những tính năng đã được cung cấp trên trang website của mạng lưới là tiếp nhận các báo cáo xâm hại trẻ em trên mạng. |
Nhóm Công tác về quyền trẻ em cam kết cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em Nhóm Công tác về quyền trẻ em cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực để triển khai các biện pháp đồng bộ và lâu dài nhằm ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em... |
Liên minh châu Âu (EU) đang xây dựng kế hoạch để ngăn chặn tình trạng chia sẻ hình ảnh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên mạng internet bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến phải gỡ bỏ hình ảnh khiêu dâm trẻ em khỏi nền tảng của họ.
EU đang có kế hoạch giải quyết vấn đề xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Ảnh: Twitter Ylva Johansson |
“Xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề có thật và là mối nguy hiểm đang ngày càng trở nên phổ biến và điều đáng lo ngại hơn cả là chúng ta đang tỏ ra thất bại trong việc bảo vệ trẻ em”, Ủy viên phụ trách nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson phát biểu.
Mặc dù hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ internet đang cố gắng kiểm soát những nội dung này “ở mức độ cơ bản”, nhưng lãnh đạo EU vẫn muốn họ chủ động hơn trong việc xóa nội dung độc hại hơn là chạy theo xử lý các báo cáo từ người dùng.
Theo thống kê, năm 2010 có 23.000 báo cáo được gửi đến các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trên khắp châu Âu. Trong vòng 10 năm sau đó (2020), đã có hơn 1 triệu báo cáo thuộc dạng này được ghi nhận, mặc dù các chuyên gia tin rằng, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi vẫn còn một số lượng lớn ca xâm hại không được báo cáo.
“Không chỉ gia tăng số ca được báo cáo mà độ tuổi trẻ em bị xâm hại trực tuyến cũng ngày càng nhỏ hơn”, bà Ylva Johansson lo ngại.
Ngày càng có nhiều trẻ em tham gia mạng xã hội. Ảnh: newswwc |
EU muốn biến internet thành một nơi an toàn hơn cho trẻ em - đối tượng ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với môi trường trực tuyến so với thế hệ trẻ em trước đây.
“Chúng tôi muốn trẻ em được trang bị các kỹ năng cần thiết khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và truy cập mạng xã hội để có thể chống lại tình trạng bắt nạt trực tuyến cũng như tránh các nội dung trực tuyến bất hợp pháp khác”, bà Margrethe Vestager - Phó chủ tịch điều hành phụ trách các vấn đề kỹ thuật số của EU phát biểu.
Theo một nghiên cứu mới được công bố thì hầu hết trẻ em ở khu vực châu Âu đều sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày, tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Ngoài ra có tới 60% tài liệu trực tuyến mang nội dung xâm hại tình dục trẻ em trên toàn cầu đều xuất phát từ các máy chủ có địa chỉ ở châu Âu.
EU sẽ mạnh tay hơn với tội phạm mạng tấn công trẻ em. Ảnh: DPA |
Wibke Müller, đồng sáng lập Brave Movement - một tổ chức phi chính phủ vận động bảo vệ trẻ em và cũng từng là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em tin rằng, tất cả các công ty công nghệ đều có sẵn các công cụ để phát hiện và gỡ bỏ những nội dung liên quan đến bạo lực tình dục trực tuyến; tuy nhiên “quan trọng là họ có đặt ưu tiên cho việc bảo vệ sự an toàn của trẻ em lên hàng đầu hay không mà thôi”.
Indonesia ban hành luật chống quấy rối tình dục trong trường đại học Bộ Văn hóa và Giáo dục Indonesia vừa ban hành một bộ luật phòng chống bạo lực tình dục mới. Bộ luật được kỳ vọng giúp cho khuôn viên trường đại học an toàn hơn cho cả sinh viên lẫn giảng viên trong bối cảnh nhiều vụ xâm hại và quấy rối tình dục liên tục xảy ra. |
Cha mẹ cùng con phòng tránh rủi ro bị bắt nạt và xâm hại tình dục trên môi trường mạng Trong hai ngày 1 và 6/9/2021, World Vision Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi sự kiện Toạ đàm trực tuyến cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ để đồng hành cùng con trong việc phòng tránh rủi ro bị bắt nạt và xâm hại tình dục trên môi trường mạng. |
207.000 người tiếp cận với cuộc thi “Sáng kiến truyền thông trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” Những thông điệp tích cực và ý nghĩa về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được lan tỏa rộng trong cộng đồng thông qua các tác phẩm tham gia. |