Định bỏ qua Phán quyết Biển Đông, Tổng thống Philippines bị chỉ trích
Theo Straitstimes, bà Leni Robredo, cũng là lãnh đạo phe đối lập, đã nói rằng phát biểu của Tổng thống Durterte là "cực kỳ vô trách nhiệm" khi thể hiện sự cởi mở rõ ràng với Trung Quốc về việc tham gia hợp tác khai thác năng lượng chung trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
“Tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào đều không nên phải trả giá bằng việc làm mất đi các quyền lợi của Philippines ở Biển Đông”, Straitstimes dẫn lời bà Robredo nói trong một tuyên bố.
Trên trang SCMP cũng đã trích lời bà Robredo nói "Bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái chúng ta có lẽ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất và khó khăn nhất của bất kỳ chính quyền nào. Và việc thúc đẩy một thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc mà phớt lờ Phán quyết Biển Đông là cách đáng xấu hổ để từ bỏ trách nhiệm đó".
Trước đó, trong cuộc gặp gỡ báo chí hôm 10/9, Tổng thống Duterte cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông rằng “hãy gạt tranh chấp Biển Đông sang một bên và tập trung vào việc thúc đẩy một thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở vùng biển này”.
Theo đó, ông Tập Cận Bình đề nghị trao cổ phần cho Philippines trong kế hoạch khai thác khí đốt tại bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines kiểm soát với điều kiện Manila phải bỏ qua phán quyết của Toà trọng tài Quốc tế năm 2016. Theo thoả thuận, Philippines sẽ nhận 60% lợi nhuận còn Trung Quốc chỉ nhận 40% nếu phát hiện khí đốt.
Tổng thống Duterte (trái) bị bà Robredo chỉ trích vì định bỏ qua Phán quyết Điển Đông |
Trước câu hỏi của phóng viên liệu thỏa thuận với Trung Quốc có bao gồm các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ông Duterte nói rằng những khu vực này đã được đưa vào Phán quyết của Toà trọng tài. "Vùng đặc quyền kinh tế là một phần của phán quyết trọng tài mà chúng tôi sẽ bỏ qua để tiến hành hoạt động kinh tế", ông Duterte nhắc lại lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi trả lời phóng viên tại Manila hôm 10/9.
Bà Robredo nói rằng những phát biểu của ông Duterte là "sự thất vọng sâu sắc" và cho biết Hiến pháp Philippines đã cho phép hợp tác với các công ty nước ngoài trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của đất nước, mà không cần động thái nhượng bộ nào.
Đồng quan điểm với bà bà Robredo, Cựu thư ký ngoại giao Albert Del Rosario, một trong những người tham gia vào quá trình tìm kiếm trọng tài, cho biết ông Duterte không cần phải nhượng bộ bất cứ điều gì. "Để triển khai một hoạt động kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines sẽ không cần phải bỏ qua Phán quyết của Toà trọng tài và cứ thực hiện theo Hiến pháp", ông Del Rosario nói.
Theo Straitstimes, kể từ khi nhậm chức vào năm 2016, ông Duterte đã theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc, tránh chỉ trích hoặc đối đầu với Bắc Kinh để đổi lấy hàng tỷ USD các khoản vay, viện trợ và đầu tư. Tuy nhiên, ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ các quan chức và dư luận vì nhiều người cho rằng những hành động này "quá mềm mỏng" trước sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình muốn Philippines gạt phán quyết Biển Đông lấy... dầu khí! Tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh, Chủ tịch Trung ... |
Tổng thống Philippines nêu vấn đề Biển Đông khi gặp ông Tập Cận Bình? Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định sẽ nêu phán quyết hồi tháng 7/2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) trong cuộc gặp ... |
Phó Chánh án Philippines lên án Trung Quốc lừa dối nhân loại về Biển Đông Ngày 25/8, tờ Philippine Daily Inquirer đã dẫn lời Phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio lên án tuyên bố chủ quyền của Trung ... |